Ăn dặm kiểu Nhật là một trong những phương pháp ăn dặm được các bà mẹ Việt quan tâm vì đem lại những lợi ích như: trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn, ăn nhạt tốt cho hệ tiêu hóa cũng như tập được khả năng ngồi ăn nghiêm túc và tập trung. Hãy cùng Earthmama tìm hiểu ngay từng giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật cho con qua bài viết sau đây.

4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật cho bé yêu sự phát triển toàn diện

4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật cho bé yêu sự phát triển toàn diện

1/ Giai đoạn 1 (Gokkun): cho bé từ 5 đến 6 tháng tuổi

+ Đặc điểm

Đây là giai đoạn khởi đầu cho hành trình ăn dặm, bé bắt đầu làm quen với nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ cần chú ý chế biến thức ăn có độ mềm, lỏng, mịn (cháo nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước).

Giai đoạn này mẹ cần chú ý chế biến thức ăn có độ mềm, lỏng, mịn

Giai đoạn này mẹ cần chú ý chế biến thức ăn có độ mềm, lỏng, mịn

+ Thực phẩm cho con

  • Nhóm tinh bột (30-40g): gạo, bánh mì, chuối, các loại khoai (khoai lang, khoai tây).
  • Protein (5-10g): đậu phụ, thịt cá, trứng, phô mai, các loại hạt.
  • Vitamin và chất xơ (15-20g): cà rốt, bắp cải, bí đỏ, cà chua, quýt, táo,…
  • Số bữa: tháng đầu là 1 bữa/ngày, những tháng sau là 2 bữa/ngày. Mẹ vẫn cho bé bú đúng lượng sữa theo nhu cầu (cung cấp 80-90% dinh dưỡng) còn lại là đồ ăn ngoài (cung cấp 10-20% dinh dưỡng).

Thực phẩm cho bé khi ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1

Thực phẩm cho bé khi ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1

+ Những điểm cần lưu ý

  • Bé được 5-6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm, mẹ nên lựa chọn ngày con khỏe mạnh và vui vẻ để bắt đầu tập ăn.
  • Cho bé ăn từng ít một để làm quen dần, không ép trẻ ăn quá nhiều.
  • Nên chọn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Giai đoạn đầu có thể cho bé ăn với cháo loãng.
  • Xây dựng thời gian biểu đúng giờ để bé có thể thích nghi với chế độ ăn mới.

Cho bé ăn từng ít một để làm quen dần, không ép trẻ ăn quá nhiều

Cho bé ăn từng ít một để làm quen dần, không ép trẻ ăn quá nhiều

2/ Giai đoạn 2 (MoguMogu): cho bé từ 7-8 tháng tuổi

+ Đặc điểm

Giai đoạn này lưỡi của bé đã bắt đầu tham gia vào quá trình làm mềm thức ăn bằng động tác đẩy thức ăn từ miệng vào cổ họng, kết hợp với vòm trên để nghiền. Để tập thói quen nhai nuốt cho con, giai đoạn này mẹ không nên xay thức ăn quá nhuyễn mà cần sệt sệt, có những mảnh thức ăn nhỏ bên trong. Chú ý: mẹ cần theo dõi xem bé có nhai hay là nuốt chửng để kịp thời giúp con điều chỉnh nhé.

Giai đoạn này lưỡi của bé đã bắt đầu tham gia vào quá trình làm mềm thức ăn

Giai đoạn này lưỡi của bé đã bắt đầu tham gia vào quá trình làm mềm thức ăn

+ Thực phẩm cho con

  • Tinh bột (50-80g): Yến mạch, bún, mì, cháo theo tỷ lệ 1:7.
  • Đạm (13-15g): cá, trứng, thịt, đậu hũ, thịt gà, sữa chua, phô mai.
  • Vitamin và chất xơ (25g): nấm tươi, rong biển, măng tây, rau dền, hành lá.
  • Số bữa: 2 bữa/ngày; cho bé uống sữa theo nhu cầu, cung cấp khoảng 60-70% dinh dưỡng và thức ăn cung cấp khoảng 30-40 % dinh dưỡng.

Mẹ cần cân đối các nhóm thực phẩm cho con trong giai đoạn này

Mẹ cần cân đối các nhóm thực phẩm cho con trong giai đoạn này

+ Những điểm cần lưu ý

  • Giai đoạn này bé đã có thể làm mềm thức ăn bằng lưỡi.
  • Mẹ nên kết hợp đủ thịt và rau củ để giúp bữa ăn của con phong phú hơn.

Mẹ nên kết hợp đủ thịt và rau củ để giúp bữa ăn của con phong phú hơn

Mẹ nên kết hợp đủ thịt và rau củ để giúp bữa ăn của con phong phú hơn

3/ Giai đoạn 3 (KamiKami): cho bé từ 9 đến 11 tháng tuổi

+ Đặc điểm

Bước vào giai đoạn này, con đã có thể tự nhai bằng lợi khá tốt. Do đó, mẹ cần thái đồ ăn to hơn, nấu ít nước và mềm (tương đương với chuối) để con rèn luyện khả năng nhai của mình.

Đặc biệt, bé cũng có những biểu hiện ăn phong phú như tự cầm, bốc cơm, đòi ăn, mím chặt miệng, nhè đồ ăn không thích ra ngoài nên mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé.

Bước vào giai đoạn này, con đã có thể tự nhai bằng lợi khá tốt

Bước vào giai đoạn này, con đã có thể tự nhai bằng lợi khá tốt

+ Thực phẩm cho con

  • Tinh bột (30-40g): cháo, mì, bánh mì.
  • Chất đạm (15g): thịt, cá (cá hồi, cá ngừ), đậu phụ, phô mai, gà,…
  • Vitamin và chất xơ (30-40g): bông cải xanh, khoai tây, khoai lang, các loại hạt,…
  • Số bữa: 3 bữa/ngày.
  • Giai đoạn này mẹ cho bé uống khoảng 500-800ml sữa mỗi ngày, vì sữa cung cấp khoảng 30-40% dinh dưỡng, còn lại là thức ăn chiếm khoảng 60-70%.

Bé có thể ăn đa dạng thực phẩm hơn trong giai đoạn 3

Bé có thể ăn đa dạng thực phẩm hơn trong giai đoạn 3

4/ Giai đoạn 4 (Paku Paku): cho bé từ 12-18 tháng tuổi

+ Đặc điểm

Ở giai đoạn này, bé đã có thể ăn các bữa như người lớn và nhai bằng răng cửa của mình. Mẹ có thể nấu cho bé các đồ ăn với kích thước bằng hạt lạc. Bữa ăn cần phong phú để con chủ động điều chỉnh cách cắn hoặc nhai khác nhau của mình.

Ở giai đoạn này, bé đã có thể ăn các bữa như người lớn và nhai bằng răng cửa của mình

Ở giai đoạn này, bé đã có thể ăn các bữa như người lớn và nhai bằng răng cửa của mình

+ Thức ăn cho con

Giai đoạn này mẹ vẫn đảm bảo đủ 3 nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho con là tinh bột (cháo, cơm, bánh mì), đạm (thịt, gà, đậu phụ), chất xơ và vitamin (súp lơ, rau cải, cà rốt, khoai lang, xà lách, đậu, súp lơ, măng tây,…). Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho con ăn kèm thêm bánh ăn dặm cho bé để vừa bổ sung dưỡng chất, vừa tập khả năng nhai cho bé hiệu quả.

Mẹ cần chú ý chọn bánh ăn dặm mềm, giòn, tan trong nước, tốt nhất là sản phẩm hữu cơ để đảm bảo an toàn cho con.

Giai đoạn 4 bé đã có thể ăn với kích thước lớn hơn

Giai đoạn 4 bé đã có thể ăn với kích thước lớn hơn

+ Những điểm cần lưu ý

  • Mẹ cần duy trì chế độ chế biến nhạt cho bé, hạn chế gia vị.
  • Ở thời điểm này, tùy từng bé mà tiến độ ăn và nhai sẽ khác nhau. Do đó, mẹ cần quan sát và không quá nóng lòng để xây dựng chế độ ăn phù hợp với khả năng của con.
  • Giai đoạn này con đã có thể ăn 3 bữa theo thời gian của người lớn. Nếu nhai tốt, mẹ hãy tập con ăn cơm nát và sử dụng thìa, dĩa.
  • Lượng sữa trong ngày vào khoảng 300-400ml, bao gồm các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai.

Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn thêm bánh ăn dặm

Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn thêm bánh ăn dặm

+ Gợi ý bánh ăn dặm cho mẹ

Một trong những yếu tố không thể thiếu khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật là các sản phẩm bánh ăn dặm. Nếu mẹ vẫn chưa biết lựa chọn sản phẩm nào cho mình thì Bánh ăn dặm Apple Monkey – thương hiệu nổi tiếng của Thái Lan với các sản phẩm bánh cho bé ăn dặm được làm từ 100% thành phần hữu cơ sẽ là lựa chọn tuyệt vời của mẹ.

Bánh ăn dặm Apple Monkey với thành phần tự nhiên và hữu cơ

Bánh ăn dặm Apple Monkey với thành phần tự nhiên và hữu cơ

Các sản phẩm của Apple Monkey sẽ cung cấp một bữa ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ mới biết đi, trẻ em, và tất cả mọi người. Đặc biệt, bánh ăn dặm Apple Monkey không Gluten- không bột ngọt – ít đường – không chất bảo quản – không đậu phộng và không sữa, thích hợp với cả các bé bị dị ứng với sữa và đậu phộng. Ngoài ra, bánh còn bổ sung Omega 3 và DHA giúp trẻ phát triển trí não và thể chất để bé ngày càng thông minh hơn.

Bánh ăn dặm Apple Monkey bổ sung DHA

Bánh ăn dặm Apple Monkey bổ sung DHA

Các sản phẩm nổi bật của Apple Monkey gồm: – Bánh ăn dặm vị Chocolate và nho khô – Bánh ăn dặm vị cà rốt Apple Monkey – Bánh ăn dặm vị rau bina (rau chân vịt) – Bánh gạo Apple Monkey vị bí đỏ bổ sung DHA và Omega 3 – Bánh gạo Apple Monkey vị khoai – Bánh gạo Apple Monkey vị rau Bina (rau chân vịt) – Bánh mầm gạo Apple Monkey.

Bánh ăn dặm Apple Monkey không chứa gluten

Bánh ăn dặm Apple Monkey không chứa gluten

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tuy khá mất công trong giai đoạn chuẩn bị và chế biến, tuy nhiên, hiệu quả của nó đem lại cho sự phát triển của con là không thể phủ nhận. Qua bài viết này, hy vọng mẹ có thể tự chuẩn bị cho con những bữa ăn phù hợp và dinh dưỡng cho con trong từng giai đoạn.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.