Vì sự tiện lợi, nhiều mẹ có thói quen dùng khăn ướt vệ sinh vùng kín cho con mỗi khi bé đi tiêu tiểu, tuy nhiên việc tiện lợi này lại đem lại các hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Nghiên cứu mới đây của Trường Y, Đại học Connecticut (Mỹ) đã chứng minh chất bảo quản có tên gọi methylisothiazolinone (MI) trong khăn ướt có thể gây dị ứng ở một bé, khiến vùng kín bị nổi mẩn đỏ, gây viêm nhiễm, đau đớn trên da, thậm chí gây hại cho gan và sinh dục trẻ vì hóa chất.
Theo tiến sĩ Robin Gehris thuộc Bệnh viện Đại học Pittsburgh (Mỹ), số trẻ em bị dị ứng chất MI đang tăng lên. Chuyên gia này cho rằng, đây có thể vì các hãng sản xuất đã tăng lượng hóa chất bảo quản trong sản phẩm khăn ướt trẻ em.
Bé bị dị ứng chất bảo quản MI trong khăn giấy ướt
Ở Việt Nam, có nhiều bà mẹ cho rằng, chỉ cần lựa chọn loại khăn ướt đảm bảo, không mùi thì sẽ có thể thoải mái vệ sinh cho con nhưng ngay cả những loại khăn ướt này cũng có thể gây kích ứng cho da trẻ khi cơ địa của bé phản ứng với bất cứ chất nào có trong khăn.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung Ương, hằng ngày bệnh viện phải tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị nổi mẩn ở vùng kín, thậm chí dị ứng khắp người. Có bé gái, được mẹ mang đến khám trong tình trạng quấy khóc liên miên do bị hăm nặng dẫn đến chảy nước ở vùng bẹn khiến bé đau rát.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Với các sản phẩm khăn ướt có chứa tinh dầu thì tuyệt đối không được dùng cho trẻ sơ sinh vì da bé lúc này còn rất mỏng. Nhiều hãng giấy giá rẻ, có chứa các axit thơm mạch vòng sẽ ngấm vào cơ thể, khó tiêu hủy dẫn đến dị ứng, gây mầm bệnh cho trẻ.
Ngoài ra, giấy ướt còn chứa nhiều chất bảo quản, có tác dụng phụ gây độc cho gan, ảnh hưởng đến hệ sinh dục, có khả năng gây rối loạn hệ nội tiết…
Cách vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh với “sữa tắm khô organic Bio Bio Baby”
Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé là vùng rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu, rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Vì thế cần đặc biệt chú ý chăm sóc, lau rửa cho con sau mỗi lần bé đi tiêu đi tiểu. phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm. Khi trẻ đi tiêu, trước khi rửa, dùng chỗ sạch của miếng lót lau sạch phân, lau từ trước ra sau, không để phân dính lâu vào da, không làm bẩn bộ phận sinh dục. Sau đó dùng nước ấm 37oC (thử bằng cách đổ nước lên mu bàn tay chịu được là vừa) để rửa. Dội nước rửa từ trên xương mu xuống dưới, từ trước ra sau. Rửa cả mông cho bé. Rửa đến đâu dội nước đến đó, không được đặt đít bé trong chậu nước mà rửa, tốt nhất là dùng tay để rửa. Sau đó dùng khăn xô sạch, mềm thấm khô nước, tránh chà xát mạnh làm tổn thương da của bé. Tiếp đó, bố mẹ chỉ bôi kem chống hăm lên vùng xương mu, hai bên bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã lại cho bé.
Trên thực tế trẻ sơ sinh tiêu, tiểu nhiều lần mà lần nào cũng phải rửa thì vất vả cho mẹ và cũng mệt cho con, nhất là vào ban đêm hoặc mùa đông giá rét cho nên cũng có thể làm sạch cho bé bằng cách lau như sau:
Đối với bé gái: Đặt bé lên tấm nylon mềm, đổ một lượng vừa phải “sữa tắm khô organic” ra bông tẩy trang lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Lấy miếng bông khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong. Sau đó, lấy miếng bông khác lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.
Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Thoa kem chống hăm hoặc kem làm dịu – thêm ẩm dưỡng da bôi lên vùng mu, bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé.
Lưu ý: Bởi cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái vừa có cả bộ phận sinh dục bên ngoài và bên trong nên nó đặc biệt hơn so với các bé trai. Chính vì vậy, việc chăm sóc và vệ sinh cho “cô bé” này cũng phải đặc biệt cẩn thận và tỉ mỉ hơn.
- Không kỳ cọ quá xát và mạnh khi rửa vì điều này thực sự không cần thiết.
- Hãy thực hiện đúng động tác rửa từ trước ra sau để đảm bảo những vi khuẩn từ hậu môn không thể xâm nhập vùng kín của bé.
- Việc thụt rửa sâu là việc không nên với người lớn, vì thế với bé gái sơ sinh điều này phải tuyệt đối “không”.
- Sau khi rửa sạch, hãy dùng một khăn xô mềm thấm hết nước và lau khô nhẹ nhàng.
- Mỗi ngày bạn nên vệ sinh vùng kín cho bé từ 2-3 lần để đảm bảo “cô bé nhỏ” luôn thơm tho và sạch sẽ.
- Những lúc thay tã cho bé, bạn nên dùng khăn mềm chậm nhẹ vùng kín để tránh gây tổn thương cho da.
- Khi phát hiện những biểu hiện sưng tấy đỏ, trong môi âm đạo có chấm trắng hay chảy máu bạn đừng nên lo lắng. Đây chỉ là những biểu hiện sau sinh rất bình thường do bé đang chịu tác động từ một loại hormone của mẹ truyền cho trong thai kỳ. Chỉ vài tuần đầu sau khi lọt lòng, bé sẽ mất dấu hiệu này.
- Không nên mặc tã 24/24 cho bé gái vì nó có thể tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vùng kín của bé.
- Trường hợp “cô bé” có mùi hoặc màu lạ hoặc có dịch tiết âm đạo gây ngứa ngáy… hãy đưa bé đi khám vì rất có khả năng đây là những biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không dùng kem bôi trực tiếp lên vùng nhạy cảm này của bé khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.
Đối với bé trai
Nước tiểu thường thấm nhiều ở phía trước: vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn, thậm chí ướt cả rốn, do vậy cần làm sạch ở vùng bụng dưới rốn. Nếu rốn cũng bị ướt do nước tiểu thì phải rửa sạch rốn và thay băng rốn. Dùng bông tẩy trang với “sữa tắm khô” lau vùng bụng dưới rốn, vùng xương mu, hai bên bẹn và bộ phận sinh dục. Lau theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Phải nâng bìu lên, làm sạch phần dưới bìu. Lấy miếng bông ướt khác lau toàn bộ bìu và lau phía dưới dương vật vì phân và nước tiểu hay đọng ở đó.
Tiếp đến, lau sạch dương vật, lau theo hướng từ trên xuống. Tuyệt đối không tuốt ngược bao quy đầu. Sau đó lau sạch hậu môn, mông, mặt trong của đùi. Lấy khăn khô, sạch, mềm lau khô toàn bộ vùng quấn tã. Thoa kem chống hăm lên vùng mu, bẹn, bùi, xung quanh hậu môn, mông cho bé để đề phòng hăm loét da. Cuối cùng quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé. Phải chú ý để dương vật nằm xuôi chiều của nó trong lúc quấn tã.
Xem thêm bài viết :