Mặc dù các thống kê cho thấy, phần lớn các mẹ mong muốn cho con bú trực tiếp, nhưng cũng rất nhiều trong số đó đã phải ngưng việc cho con bú sau một vài tuần. Một thống kê do Ontario Maternal & Infant Survey thực hiện tại Canada cho thấy 90% các mẹ cho con bú sau khi sinh, nhưng 20% đã ngưng không tiếp tục cho con bú sau chưa đầy 1 tháng. Vậy lý do là gì, bài trích dịch sau đây được trích dẫn bài viết của Teresa Pitman trên Todayparent (tạp chí Cha Mẹ ngày nay).
Vú bị căng nhức (Engorgement)
Khoảng 2 hay 3 hoặc 4 ngày sau khi sinh, ngực sẽ bị sưng căng , sờ thấy rắn và đau nhức, do đó không thể cho bé bú.
Theo chuyên gia tư vấn về bú sữa Jill Hicks, làm việc tại Bệnh viện Milton, “căng sữa” một phần do lúc này sữa bắt đầu dồn về, lượng máu cũng gia tăng chảy về tuyến vú, sữa đã không được hút ra hết và vì vậy gây viêm sưng và đau nhức.
Trong trường hợp này, phải hút hết sữa ra và làm giảm viêm sưng . Tắm nước nóng dưới vòi hoa sen hoặc ấn khắp ngực với túi thảo mộc nóng trước mỗi lần cho bé bú, sẽ làm giảm sự tắc nghẽn của sữa và dòng sữa sẽ chảy dễ dàng hơn. Sau khi bú, mẹ nên đắp khăn lạnh để giảm viêm sưng . Để giúp bé có thể bú, mẹ có thể vắt một ít sữa ban đầu ra, giúp vú mềm & dễ cho bé bú hơn.
Các mẹ bị truyền nước biển trong khi sinh, vú có thể bị căng nhiều hơn. Lúc này massage tắc tuyến sữa là cần thiết . Mẹ nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ , xoa đầu núm vú theo hình tròn, nhờ đó núm ti sẽ mềm và bé có thể ngậm và bú. Ngay sau khi bé bú hết bầu sữa, mẹ sẽ cảm thấy rất dễ chịu
Thảo dược xông tắm sau sinh Tanamera đem lại cho các mẹ sự tự tin, khỏe mạnh sau sinh
Đầu ti bị đau (Sore nipples) hay “nứt cổ gà”
Khi bé bắt đầu bú và nút sữa, nhiều mẹ cảm giác rất đau ở đầu ti, đầu ti như bị giấy nhám chà sát. Một số mẹ còn bị nứt đầu ti và đầu ti chảy máu hay mẹ có cảm giác đầu ti bị rát và đau trong suốt quá trình cho con bú và kéo dài kể cả khi bé đã bú xong. “nứt cổ gà” khiến cho việc cho con bú trở nên khó khăn. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến bội nhiễm, gây đau đớn cho mẹ và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé.
Nguyên nhân thường gặp là do tư thế mẹ cho con bú không đúng. Bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú, mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây vết nứt chân vú. Mới đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, vết nứt có thể bị nhiễm khuẩn và mưng mủ, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho bé.
Lý do thường gặp là bé không gậm hết bầu vú, lúc này cần phải xem lại tư thế cho bé bú. Nhưng cũng có thể do lưỡi của bé còn bị gắn chặt.
Kem thoa giúp đầu ti Bio Mama săn chắc và phòng ngừa đầu ti bị nứt
Sau khi cho bé bú, mẹ lau bầu ngực và đầu ti với khăn ướt và sau đó thoa kem (lưu ý thoa nhiều hơn lên đầu ti).
Trước khi cho bé bú, mẹ lau bầu ngực với khăn ấm (nên kết hợp với massage ấm bằng túi thảo mộc)
Xem thêm bài viết: