Giai đoạn từ 5 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu cho việc ăn dặm ở trẻ. Hẳn đây là một câu chuyện khiến nhiều mẹ bỉm sữa phải đau đầu suy nghĩ với hàng vạn câu hỏi: ăn dặm như thế nào, khi nào thì cho bé ăn dặm,…

Bên cạnh đó, ngày nay phương pháp ăn dặm cũng đa dạng hơn khiến không ít các mẹ phải bối rối. Có bao nhiêu phương pháp ăn dặm? Khi bắt đầu quá trình này thì nên lên thực đơn ăn dặm như thế nào? Khẩu phần ra sao? 

Hãy để Earthmama giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn về giai đoạn này nhé!

Bài viết liên quan:

nhung-dieu-me-can-hieu-truoc-khi-bat-dau-qua-trinh-tap-an-dam-o-tre

Những điều mẹ cần hiểu trước khi bắt đầu quá trình tập ăn dặm ở trẻ

1. Các kiến thức cơ bản về quá trình cho bé ăn dặm

1.1 Ăn dặm là gì?

Để dễ hiểu, đây là một giai đoạn bé sẽ tập ăn các thức ăn thô, chuyển dần từ giai đoạn uống sữa (ti mẹ, bú bình) sang giai đoạn tập nhai, nuốt thức ăn.

1.2 Tại sao phải cho bé ăn dặm?

Giai đoạn này giúp bé hứng thú với việc ăn uống, hỗ trợ cho việc ăn uống tự lập sau này.

Khi càng lớn, các hoạt động trong ngày của bé sẽ càng tăng lên, do đó, nhu cầu về chất dinh dưỡng, năng lượng cũng nhiều thêm. Bước vào giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng của bé cần được đa dạng hơn, sữa mẹ không còn là duy nhất. Bé cần bổ sung ăn dặm để phát triển thể chất và trí tuệ. 

1.3 Bé bắt đầu ăn dặm từ mấy tháng là tốt nhất?

Giai đoạn 5 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có nhiều các cử động hơn, như bò, trườn, khóc,…Do đó, từ giai đoạn này, cơ thể của trẻ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn với trung bình khoảng 700 calo/ngày, trong khi sữa mẹ chỉ có thể cung cấp khoảng 45 calo/ngày.

6-thang-la-giai-doan-thich-hop-nhat-de-cho-be-an-dam

6 tháng là giai đoạn thích hợp nhất để cho bé ăn dặm

Ăn dặm ở trẻ không nên diễn ra quá sớm (khoảng 4 tháng tuổi) vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa có đủ khả năng để tiêu hóa các chất bột, có thể khiến trẻ khó tiêu, chán sữa mẹ và làm giảm chất đề kháng. Ngược lại nếu cho trẻ ăn dặm muộn hơn 6 tháng tuổi thì sẽ khiến trẻ dễ bị còi cọc, chậm tăng trưởng vi thiếu các chất cần thiết.

1.4 Dấu hiệu khi trẻ tới giai đoạn ăn dặm.

  • Bé đòi bú nhiều hơn
  • Thường tỉnh giấc đêm, hay khóc vào buổi tối và đòi bú
  • Bé hay mút tay
  • Nhìn người lớn khi ăn
  • Bé nhìn chằm chằm bố mẹ khi ăn, vui vẻ khi được bố mẹ đút.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu này khi con bắt đầu bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi thì mẹ có thể chắc chắn rằng con mình đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Đến lúc này, mẹ cần nắm được các kiểu ăn dặm, các món ăn dặm và các yếu tố khác liên quan đến việc tập ăn dặm cho con. 

Bài viết liên quan:

2. Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách

Căn cứ dựa trên nhu cầu chất dinh dưỡng để bé phát triển tốt nhất, các nhà khoa học dinh dưỡng cho trẻ của Hiệp hội Nhi Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) chia ra 4 nhóm thực phẩm thiết yếu để mẹ bắt đầu quá trình tập ăn dặm cho bé một cách khoa học. 

khau-phan-an-dam-o-tre-can-duoc-da-dang-va-du-chat

Khẩu phần ăn dặm ở trẻ cần được đa dạng và đủ chất

2.1 Các nhóm thực phẩm để mẹ lên thực đơn ăn dặm cho bé

  • Nhóm chất bột đường (Gluxit/carbohydrate): Đây là các chất có trong gạo, bột mì, ngũ cốc, yến mạch, các loại khoai, đường,…Đây là nhóm chất cung cấp nhiều năng lượng, hỗ trợ cấu tạo nên các tế bào mô, là nền tảng cho sự phát triển thần kinh và não bộ, đồng thời cung cấp các chất xơ cần thiết .
  • Nhóm chất béo (Lipid): Chất béo có nhiều trong dầu, mỡ, bơ. Đây là nguồn dự trữ cũng như cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất cho cơ thể của bé. Chất béo có chức năng bổ sung cho bé các loại vitamin K, E, A, D có sẵn trong dầu mỡ, giúp phát triển não bộ và thần kinh – là loại thực phẩm cần thiết cho quá trình ăn dặm ở trẻ.
  • Nhóm chất đạm (Protid): Đạm là chất dinh dưỡng, nguyên liệu của toàn bộ quá trình xây dựng các mô, tế bào cơ thể, cơ, xương cũng như hỗ trợ tạo ra các men, hormone giúp điều hòa việc trao đổi chất trong cơ thể, giúp bé khỏe mạnh. Mẹ cần cân bằng các nhóm chất như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu nành, tàu hủ, các loại đậu khác,…
  • Các khoáng chất và vitamin: Các khoáng chất và vitamin giúp trẻ thông minh, phát triển toàn diện không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé. Các khoáng chất đó có thể kể đến như: 
  • Kẽm (có trong sữa, thịt bò, tôm đồng, hàu, gan heo, lươn,…)
  • Sắt (có trong thịt bò, gan, các loại hạt, đậu, rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, bông cải xanh.
  • Lysine: loại acid amin giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, chuyển hóa chất dinh dưỡng, có trong các món như phô mai, đậu nành, thịt gà, cá ngừ, bí ngô,…
  • Các chất xơ khác: được bổ sung từ nước ép trái cây, rau củ, dâu, đậu, yến mạch,… giúp tránh táo bón và các nguy cơ tiểu đường.

khau-phan-an-cua-be-can-duoc-me-bo-sung-day-du-cac-nhom-chat-dinh-duong

Khẩu phần ăn của bé cần được mẹ bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

2.2 Các quy tắc cần biết để việc ăn dặm ở trẻ diễn ra đúng cách

  • Tập ăn dặm cho bé nên bắt đầu với các món gần giống nhất với sữa mẹ.
  • Nguyên tắc từ ít đến nhiều: để cho hệ tiêu hóa của bé thích ứng với các thành phần và lượng thức ăn.
  • Nguyên tắc từ loãng đến đặc
  • Nguyên tắc từ ngọt đến mặn
  • Đa dạng nhiều nhóm thực vật
  • Không ép và không kéo dài thời gian bữa ăn dặm cho bé

Mẹ cần nắm các quy tắc này trước khi lên thực đơn ăn dặm cho bé, đa dạng phương pháp ăn dặm (có thể thử qua nhiều kiểu ăn dặm để biết con mình phù hợp với kiểu nào). Quá trình này có thể khiến mẹ tốn không ít thời gian, công sức. Tuy nhiên đây là giai đoạn quan trọng với sự phát triển của bé, nên mẹ cần phải cẩn thận hơn.

2.3 Các kiểu ăn dặm ở trẻ phổ biến hiện nay 

Cách 1: Ăn dặm truyền thống. Ăn dặm truyền thống được chia làm các giai đoạn nhỏ. 

  • Đầu tiên là ăn bột (kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8)
  • Tiếp đến là giai đoạn ăn cháo (từ tháng 8 đến tháng 12, chuyển từ ăn cháo nguyễn, đến cháo vỡ hạt và cháo nguyên hạt)
  • Cuối cùng là giai đoạn ăn cơm (khi bé mọc đủ tầm 20 răng sữa)

an-dam-kieu-nhat-la-mot-phuong-phap-duoc-nhieu-me-chon-de-tap-cho-con-minh

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp được nhiều mẹ chọn để tập cho con mình

Cách 2: Ăn dặm kiểu Nhật, là sự phối hợp nhiều loại thực phẩm để làm nên thực đơn đa dạng, ngon miệng cho bé. 

Mẹ Nhật Bản chỉ dùng cối để giã và rây để làm mịn thức ăn cho con và cũng được chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau.

  • Cháo, súp nhuyễn, miện với tỉ lệ gạo:nước là 1:10. Số bữa ăn dặm là 1 bữa/ngày, có thể tăng lên 2 bữa/ngày trong tháng tiếp theo (từ 5 – 6 tháng tuổi)
  • Ăn các thức ăn thô hơn, cháo được nấu với tỉ lệ 1:7. Bên cạnh đó mẹ có thể để con ăn bánh ăn dặm. Số bữa ăn dặm phù hợp trong ngày là 2 bữa (từ 7 – 8 tháng tuổi, khi đã biết cầm, nắm, giữ thăng bằng phần đầu, cổ)
  • Trải qua 4 tháng ăn dặm, bé đã có thể ăn cơm nát, cháo hạt vỡ với tỉ lệ nước 1:5. Giai đoạn này bé đã hoàn toàn có thể tự cầm ăn các đồ nghiền, băm nhỏ như bánh ăn dặm cho bé (9 đến 11 tháng tuổi)
  • Giai đoạn cuối cùng chính là cho bé ngồi ăn cơm cùng cả nhà, với 2 bữa phụ trong ngày. Lúc này bé có thể nhai hạt cơm, cơm lát hoặc cháo có tỉ lệ nước 1:2.

Cách 3: Ăn dặm tự chỉ huy 

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby led weaning) chính là để bé tự khám phá việc ăn uống của mình với các thức ăn được bày biện sẵn trên bàn. Bé sẽ tự cầm, bốc các thức ăn và cho vào miệng. Khác với các kiểu ăn dặm còn lại, BLW không chia theo tháng tuổi mà chia theo kỹ năng, giai đoạn của bé.

  • Giai đoạn tập bốc: bé tập sử dụng bàn tay để cầm nắm thức ăn đưa lên miệng.
  • Giai đoạn bốc nhón: Bé chuyển sang dùng ngón trỏ và ngón cái để bốc các mẫu thức ăn.
  • Giai đoạn nhai nhả: Giai đoạn này cần có sự kiên nhẫn của mẹ, không phải tất cả các bé sẽ xuất hiện giai đoạn này. Nhưng bé sẽ bắt đầu có các hành, thái độ chống đối với việc ăn.
  • Giai đoạn tập dùng thìa: Khi bé thành thạo với việc cầm nắm đồ ăn, mẹ có thể giới thiệu với bé các loại thìa, có thể bắt đầu ăn bánh ăn dặm cho bé 1 bữa/ngày.
  • Giai đoạn hoàn thiện: đây là giai đoạn bé có thể ăn một bữa ăn hoàn chỉnh với gia đình.

blw-baby-led-weaning-la-phuong-phap-an-dam-cua-nguoi-phuong-tay

 BLW – Baby led weaning là phương pháp ăn dặm của người Phương Tây

2.4 Khẩu phần cho bé để mẹ lên thực đơn ăn dặm theo từng giai đoạn

  • Bé từ 6 – 7 tháng: 1 phần cháo, súp lỏng từ 100 đến 200ml
  • Bé từ 8 – 9 tháng: 2 phần cháo, súp đặc hơn khoảng 200ml
  • Bé từ 10 – 12 tháng: 3 phần cháo, súp, cơm nghiền đặc khoảng 200 đến 250ml
  • Bé từ 12 – 24 tháng: 3 bữa phần cháo, súp, cơm 250 đến 300ml
  • Từ 24 tháng tuổi trở lên bé có thể bắt đầu ăn cơm chung với gia đình

2.5 Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Ăn dặm ở trẻ là quá trình ăn đầu tiên của bé. Bé được tiếp xúc với thức ăn mới, nên mẹ cần tìm hiểu nguồn dinh dưỡng khi chế biến, thường xuyên thay đổi khẩu vị hợp lý, dùng bánh ăn dặm cho trẻ cũng là giải pháp rất hợp lý khi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như những món mẹ nấu cho bé.

banh-an-dam-cho-be-giup-cung-cap-du-chat-nang-luong-va-an-ngon-mieng-hon

Bánh ăn dặm cho bé giúp cung cấp đủ chất, năng lượng và ăn ngon miệng hơn 

Bé có thể tập cầm nắm, nhai mà vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển. Các loại bánh ăn dặm dành cho trẻ phù hợp nhất là Pigeon, Wakodo,… với chất bánh mềm, đủ chất, dễ tan trong miệng và có nhiều loại bánh, hương vị phù hợp với nhiều giai đoạn tiêu hóa của bé.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm góc nhìn cũng như kiến thức cơ bản để bắt đầu quá trình ăn dặm ở trẻ. Nếu vẫn còn bất cứ điều gì băn khoăn về quá trình nuôi con, chăm sóc mẹ và bé, đừng ngần ngại liên hệ với Earthmama để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

—————-

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé