Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất cần thiết và bắt buộc vì chúng có tác dụng bảo vệ bé trước các bệnh nguy hiểm, và đặc biệt cả những căn bệnh chưa có thuốc chữa trị, các múi tiêm chủng chỉ thực hiện 1 – 3 lần nhưng lại có tác dụng bảo vệ bé suốt đời. Tuy nhiên hiện nay tâm lý của nhiều mẹ băn khoăn vì tính an toàn khi tiêm phòng cho bé. Vậy mẹ cần lưu ý gì khi đưa con đi tiêm phòng ?
- Không được cho bé tiêm phòng khi bị ốm sốt hay thể trạng ốm yếu. Quan trọng nhất trong quy trình tiêm phòng là bé phải được bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám kỹ trước khi chích ngừa.
- Bé không được bú quá no hoặc quá đói trước khi tiêm
- Sau khi chích ngừa, mẹ phải cho bé ở lại ít nhất 30 phút để theo dõi nhằm can thiệp kịp thời nếu xẩy ra tình trạng phản ứng và sốc với thuốc
- Đối với các bé đã có hiện tượng bị sốc phản vệ nhẹ với lần tiêm chủng trước đó, bố mẹ phải thông báo với bác sỹ chuyên khoa để đưa ra phác đồ tiêm chủng hợp lý và an toàn cho bé.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đẩy đủ để đảm bảo sức đề kháng cho cơ thể
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, bé sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B
Dưới 1 tháng tuổi: tiêm phòng BCG và ngừa lao phổi
Từ 2 – 6 tháng tuổi:
- Tiêm phòng Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt 1,2,3
- Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
- Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
- Ngăn ngừa Rota virus gây bệnh tiêu chảy
Từ 6 -11 tháng tuổi: tiêm phòng cúm
Lịch tiêm chủng cho trẻ nhỏ
Từ 12 – 15 tháng tuổi:
- Viêm não Nhật Bản B
- Thủy Đậu
- Sởi, quai bị, rubella
- Viêm gan A mũi 1
Từ 16 – 23 tháng tuổi :
- Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 4
- Hib mũi 4
- Viêm gan B mũi 4
- Viêm gan A mũi 2
Trên 24 tháng tuổi
- Phòng viêm màng não mô cầu A + C
- Viêm não Nhật Bản mũi 3
- Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
- Tiêm phòng thương hàn, tã
Việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được mở rộng đến y tế xã phường
Trên 9 tuổi: tiêm ngừa HPV ngừa ung thư cổ tử cung, đây là liều vac xin quan trọng đối với các bé gái và cần được các mẹ chú ý chủ động đưa bé đi tiêm phòng từ 9 đến 26 tuổi
Tiêm phòng và hiện tượng trẻ bị sốc phản vệ
Sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay khi được tiêm. Khi đó, theo cơ chế bảo vệ tự nhiên cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, trẻ sẽ có biểu hiện sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng của bé.
Nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ ở bé là qua thức ăn như khi bé ăn các loại hạt như đậu phộng hay qua sữa bò và trứng, hay qua thuốc kháng sinh. Rất ít bé mới bị sốc phản vệ khi tiêm phòng. |
Bánh ăn dặm cho bé Apple Monkey giúp hạn chế sốc phản vệ khi tiêm phòng cho trẻ
Xem thêm bài viết: