Rôm sảy và những điều mẹ cần biết cung cấp kiến thức giúp cho mẹ về bệnh rôm sảy và cách điều trị bệnh cho bé.
Rôm sảy là bệnh là thường gặp ở trẻ sơ sinh, đây là loại bệnh không quá phức tạp nhưng mẹ cần biết cách xử lý điều trị bệnh cho trẻ, giúp con mình nhanh chóng khỏi bệnh không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Vì sao trẻ bị rôm sảy vào mùa hè?
Mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều loại bệnh phát triển, trong đó có rôm sảy trong khi hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh do các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, mồ hôi khó được bài tiết ra ngoài, nhưng đôi khi do bé được mặc quá nhiều quần áo không có khả năng thấm hút mồ hôi.
Những dấu hiệu của bệnh rôm sảy ở trẻ?
Rôm sảy chủ yếu xuất hiện ở vùng da đầu, cổ, vai, ngực và lưng đôi khi chúng còn xuất hiện ở vùng kẽ nách và bẹn. Biểu hiện rõ nhất của bênh là các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ gây ngứa cho bé.Thông thường nếu trẻ bị nhẹ rôm sảy sẽ tự biến mất, nhưng trong trường hợp rôm sảy nổi nhiều gây ngứa khó chịu bé gãi da nhiều gây sây sát, nhiễm khuẩn tạo thành những mụn mủ và nhọt.
Cần xử lý thế nào khi trẻ bị rôm sảy?
- Khi trẻ bị rôm sảy mẹ nên giữ cơ thể bé luôn thoáng mát, cho bé mặc quần áo loại cotton, tắm cho bé mỗi ngày.
- Thông thường khi bé bị rôm sảy mẹ thường tắm cho bé bằng các loại nước lá. Tuy nhiên, theo các bác sỹ cách chữa trị rôm sảy này mẹ cần thận trọng khi trên các loại lá có nhiều bụi bẫn và các bụi bẫn có thể gây hại cho bé. Và khi tắm cần dùng một lượng lá vừa phải không nên dùng quá đặc sẽ dễ gây kích ứng da của bé.
- Vấn đề sử dụng hay không sử dụng phấn rôm có khá nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, nếu mẹ dùng phấn rôm để trị rôm sảy cho bé mẹ nên chọn dòng sản phẩm của Bio Bio Baby giúp làn da mịn màng, khô thoáng và thơm mát để bé không bị hăm hay viêm da. Nên sử dụng sau khi tắm và lau khô người cho bé, mẹ đổ ít “phấn rôm” ra lòng bàn tay, sau đó thoa nhẹ nhàng ở những vùng dễ bị hăm do mồ hôi như nách, bẹn, cổ . Lưu ý với các bé “sổ sữa”, mẹ nên thoa kỹ tại các nếp gấp.
- Mẹ nên cắt ngắn móng tay, móng chân cho bé hạn chế tối đa tình trạng sây sát da khi trẻ gãi do ngứa.
Điều trị rôm sảy cho bé thế nào?
Thông thường bệnh rôm sảy sẽ tự khỏi và không gây ra tác hại gì. Nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp do gãi ngứa da bị sây sát nhiễm trùng tạo mụn mủ và nhọt. Trong trường hợp đó mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
Nên làm gì để trẻ không bị rôm sảy vào mùa hè?
- Không cho trẻ mặc quá kín quá nhiều quần áo
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi dưới thời tiết nóng
- Giữ cho da bé luôn khô ráo sạch sẽ
- Tắm hàng ngày và cho trẻ uống nhiều nước
- Không nên dùng quá nhiều kem hay phấn cho trẻ
Với những kiến thức trên về rôm sảy và những điều mẹ cần biết sẽ giúp mẹ xử lý tốt khi con mình mắc phải chứng bệnh này.
Xem thêm các bài viết: