Nhiều mẹ bỉm sữa gặp trường hợp tắc ống dẫn sữa mà không biết cách xử trí kịp thời dẫn đến viêm tuyến vú, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tuy hiện tượng này không phải hiếm gặp, nhiều bà mẹ vẫn cảm thấy lo lắng khi sữa bị tắc lại ở bầu ngực.

Vậy trường hợp này xảy ra do đâu và chữa tắc tia sữa tại nhà sao cho hiệu quả? Cùng Earthmama tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết sau!

Bài viết liên quan: 

vi-sao-tia-sua-bi-tac-me-bim-phai-lam-gi-khi-bi-tac-sua-earthmama

Vì sao tia sữa bị tắc? Mẹ bỉm phải làm gì khi bị tắc sữa?

1. Trường hợp tắc tia sữa xảy ra do đâu?

Đây là tình trạng sữa mẹ bị kẹt lại bên trong các ống dẫn sữa trong bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú và trữ sữa bằng máy hút sữa trở nên khó khăn và đau đớn. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, ống dẫn sữa bị tắc có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, chẳng hạn như viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, dẫn đến nhiễm trùng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc ống dẫn sữa ở phụ nữ cụ thể:

  • Sau sinh con: Một số người bị tắc ống dẫn sữa sau khi sinh do có nhiều sữa trong bầu vú nhưng sữa lại không chảy ra cho trẻ bú được. Sữa bị ứ đọng có thể khiến ngực mẹ bị sưng lên và gây nên hiện tượng sốt nhẹ.
  • Sữa mẹ quá nhiều: Hầu hết các trường hợp tắc tia sữa là do bé bú không hết hoặc không hút sữa thêm sau khi bé bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại và gây tắc nghẽn.
  • Gây áp lực lên bầu ngực: Mặc áo ngực quá chật, áo bó sát hoặc đặt miếng dán trước ngực đôi khi có thể làm tắc ống dẫn sữa. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ và tập thể dục cũng có thể gây ra hiện tượng tương tự.
  • Ít hút sữa ra ngoài: Nếu mẹ ít hút sữa ra ngoài hơn hoặc không hút hết sữa, ống dẫn sữa sẽ bị tắc. Lực của máy hút sữa yếu và không thể hút hết sữa cũng có thể là nguyên nhân khiến tia sữa bị tắc.
  • Trẻ bú sữa không đúng cách: Khi ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ bú được lượng sữa mẹ tiết ra. Vì vậy, sữa tồn đọng trong bầu ngực và dẫn đến tắc tia sữa.
  • Mẹ không thường xuyên cho con bú: Nếu mẹ không cho con bú thường xuyên hoặc vắt hết sữa mẹ trong khoảng từ 5 giờ đến 1 ngày, ống dẫn sữa sẽ bị tắc.
  • Căng thẳng: Căng thẳng làm chậm quá trình sản xuất oxytocin, hóc môn giúp ngực tiết sữa. Vì vậy, khi quá mệt mỏi, mẹ hãy nhờ người thân chăm sóc em bé để cơ thể được nghỉ ngơi.

nghen-tia-sua-la-tinh-trang-sua-me-bi-ket-lai-ben-trong-cac-ong-dan-sua-trong-bau-nguc-earthmama

Nghẽn tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị kẹt lại bên trong các ống dẫn sữa trong bầu ngực

2. Tắc tia sữa thường xảy ra vào những lúc nào?

Vài ngày sau khi sinh, mẹ cảm thấy ngực nóng, nặng và cứng. Sữa bắt đầu tiết ra nhiều nhưng các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Đây là tình trạng thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh. Nếu không được can thiệp kịp thời, ống dẫn sữa bị tắc có thể khiến mẹ dễ bị nhiễm trùng, sốt, trầm cảm sau sinh,…

3. Một số triệu chứng tắc tia sữa thường gặp

Dù bạn đang trong giai đoạn đầu cho con bú hay đã cho con bú được một thời gian thì việc tắc ống dẫn sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn có thể nhận thấy một số vùng vú bị cứng lại, gây ra cảm giác đau đớn. Ngoài ra, một số triệu chứng bị tắc sữa thường gặp có thể kể đến như sau:

  • Đau, tức ngực nhẹ
  • Nổi nốt sần nhỏ trên ngực
  • Vú có hiện tương sưng đỏ
  • Một số vùng của ngực ấm bất thường khi chạm vào

mot-so-vung-vu-bi-cung-lai-gay-ra-cam-giac-dau-don-earthmama

Một số vùng vú bị cứng lại, gây ra cảm giác đau đớn

4. Hướng dẫn mẹ một số biện pháp tự chữa tắc tia sữa tại nhà cực hiệu quả

Vậy tắc tia sữa phải làm sao? Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp cực hiệu quả và dễ thực hiện được Earthmama tổng hợp dưới đây!

4.1. Cho bú thường xuyên

Khi ống dẫn sữa bị tắc, việc đầu tiên mà hầu hết các bà mẹ thường làm là ngừng cho con bú để giảm cơn đau. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. 

Một cách hiệu quả để điều trị tắc ống dẫn sữa là tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Việc cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút sữa sẽ giúp cải thiện tình trạng các ống dẫn sữa bị tắc. Nếu ngực của bạn không quá đau, bạn nên cho bú từ bên ngực bị nghẽn tia sữa trước. Vì lúc này bé sẽ ngậm vào vú với lực mạnh nhất, giúp mở các ống dẫn sữa bị tắc và giảm cảm giác đau đớn cho mẹ.

4.2. Sử dụng lược

Phương pháp dùng lược để chữa tắc tia sữa rất đơn giản và dễ làm. Mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ với 1 chiếc lược (mẹ nên chọn loại lược thưa, bằng nhựa hoặc gỗ để tránh làm xước ngực) và một chiếc khăn ấm. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng khăn lau sạch 2 bầu ngực. Sau đó mẹ lấy lược chải 2 bầu vú (từ gốc bầu ngực đến đầu vú và từ trong ra ngoài).
  • Bước 2: Mẹ chườm khăn nóng lên ngực và tiếp tục lặp lại bước đầu tiên.
  • Thực hiện theo các bước trên trong 3-5 phút, vài lần một ngày, tùy thuộc vào tình trạng tắc ống dẫn sữa của bạn.

phuong-phap-dung-luoc-de-thong-tia-sua-rat-don-gian-va-de-lam-earthmama

Phương pháp dùng lược để thông tia sữa rất đơn giản và dễ làm

4.3. Massage

Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên xoa bóp vùng ngực bị đau. Hãy bắt đầu từ bầu vú và hướng dần vào trong núm vú. Ngực của mẹ trở nên mềm mại hơn khi ngực được massage thường xuyên. Chuyển động trong quá trình massage giúp làm tan các chất sữa đông đang gây tắc nghẽn tuyến vú và làm nở nang sữa giúp sữa về nhiều hơn. 

Ngoài ra, một trong những lợi ích tuyệt vời của việc massage ngực là giúp tuyến vú lưu thông, giãn nở các túi sữa, giúp mẹ tránh được các bệnh liên quan đến tuyến vú như: xơ nang, u xơ tuyến vú, viêm tuyến vú,…

4.4. Chườm nóng

Chườm ấm bầu vú là cách chữa tắc tia sữa  đơn giản nhất, có thể giúp làm mềm vú, làm giãn nở các túi sữa hoặc làm tan các chất đông trong túi sữa. Điều này làm giảm tắc nghẽn và giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn. Bạn có thể chọn cách ủ ấm bầu ngực bằng khăn hoặc cho nước ấm vào chai nhựa để chườm trực tiếp lên bầu ngực.

Mẹ chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản dưới đây:

  • Bước 1: Nhúng khăn vào nước ấm khoảng 40-45 độ rồi đặt lên bầu vú.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng massage bầu ngực để kích thích sữa chảy ra.
  • Bước 3: Vắt một ít sữa bằng tay trước để giảm tắc nghẽn và giúp làm mềm vú tốt hơn.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên chườm nóng quá 3 phút vì có thể gây phù nề các u mạch dưới tuyến vú, dẫn đến vỡ mạch máu và tổn thương vú / viêm vú.

4.5. Dùng máy hút sữa

Cách thông tắc tia sữa bằng máy hút sữa tại nhà là phương pháp an toàn mà lại đơn giản hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện đúng quy trình để đảm bảo vệ sinh và mang lại kết quả khả quan nhất.

Trước tiên, mẹ dùng hai tay vuốt nhẹ từ dưới ngực lên thành phễu để làm cho tia sữa chảy ra nhiều hơn và mạnh hơn. Nếu sữa chảy chậm hoặc không chảy, hãy ngừng bơm và xoa bóp bầu vú để loại bỏ cặn trắng.

Mẹ có thể vào phòng tắm, xả nước ấm vào bầu ngực và dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu mẹ nhìn thấy các tia sữa chảy nhiều hơn, hãy tiếp tục sử dụng máy hút sữa.

Lưu ý: Mẹ không nên hút sữa quá 20 phút vì có thể làm đầu vú bị tổn thương. Ống dẫn sữa được bơm quá lâu cũng có tác dụng tiết sữa mạnh. Sữa mới tiết ra khi sữa cũ chưa được hút hết sẽ khiến tắc ống dẫn sữa nghiêm trọng hơn.

cach-thong-tia-sua-bang-may-hut-sua-tai-nha-la-phuong-phap-an-toan-earthmama

Cách thông tia sữa bằng máy hút sữa tại nhà là phương pháp an toàn

4.6. Dùng một số phương pháp dân gian

Trong dân gian có một số cách trị tắc tia sữa được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng. Tuy chưa được kiểm chứng đầy đủ, hầu hết các biện pháp này đều khá an toàn. Mẹ có thể thử áp dụng những cách sau:

  • Đắp lá bắp cải trên bầu vú
  • Uống nước ép bồ công anh và kết hợp đắp lên ngực
  • Đắp men rượu
  • Đắp lá mít

4.7. Dùng xơ mướp

Đối với tắc ống dẫn sữa, mẹ dùng 1 cái xơ mướp, 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc phơi khô. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước và sử dụng trong 2-3 ngày. Mẹ nên kết hợp massage ngực để thông tuyến sữa hiệu quả hơn.

4.8. Dùng thảo dược: đinh lăng

Dùng lá đinh lăng để thông tắc ống sữa là mẹo dân gian được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:

  • Đắp lá đinh lăng: Lấy khoảng 100 gam lá đinh lăng tươi và 50 gam lá diếp cá, rửa sạch, để ráo, dùng cối giã nhuyễn rồi đắp lên ngực. 
  • Uống nước lá đinh lăng: Cho 150g lá đinh lăng tươi vào ấm đun với khoảng 250ml nước trong 7 phút, sau đó chắt lấy nước để uống.

dung-la-dinh-lang-de-thong-tac-ong-sua-earthmama

Dùng lá đinh lăng để thông tắc ống sữa

5. Một số lưu ý khi điều trị chứng tắc sữa

Nhiều mẹ thường mắc sai lầm khi điều trị tắc ống dẫn sữa khiến tình trạng tắc ống dẫn sữa ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, mẹ cần lưu ý những điểm sau khi thông tắc tia sữa:

  • Một số mẹ thường nhờ chồng hoặc bà ngoại hút sữa để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên khoang miệng của người trưởng thành chứa nhiều vi khuẩn nên dễ xâm nhập vào ống dẫn sữa.
  • Mẹ không nên day bầu vú quá mạnh hay nặn sữa quá thô bạo làm tổn thương bầu ngực, khiến các mô mỡ và mạch máu dưới da sưng lên.
  • Chườm nóng hơn 5 lần một ngày hoặc sử dụng nước quá nóng có thể làm giãn ống dẫn sữa, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Việc lạm dụng hút sữa trên 12 lần/ ngày có thể khiến ống dẫn sữa bị giãn ra, ảnh hưởng đến sự co bóp của tuyến vú, dẫn đến tắc ống dẫn sữa.
  • Uống ít hoặc không uống nước khi tắc ống dẫn sữa.

nhieu-me-thuong-mac-sai-lam-khi-dieu-tri-tac-ong-dan-sua-earthmama

Nhiều mẹ thường mắc sai lầm khi điều trị tắc ống dẫn sữa

Trên đây là một số cách thông tắc tia sữa tại nhà hiệu quả và các điểm mẹ cần chú ý khi khắc phục tình trạng này tại nhà. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ nhanh chóng vượt qua cảm giác đau đớn và mang lại kết quả khả quan hơn. Mẹ đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Earthmama để biết thêm nhiều mẹo hay bổ ích nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

—-

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé