Để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ được thuận lợi, việc chăm sóc bầu ngực và đầu ti cần phải được thực hiện ngay khi mang thai, hay trước khi mang thai với các mẹ có đầu ti bị thụt vào bên trong.

Sở dĩ núm vú bị thụt vào trong là do các ống dẫn sữa dính liền với núm vú quá ngắn, vì vậy cần phải kéo dài núm vú bằng cách:

  • Mỗi lần đi tắm lấy tay se đầu núm vú và kéo nhẹ ra ngoài để kéo dài các ống dẫn sữa. Cần lưu ý là các động tác này không nên thực hiện quá nhiều trong thời gian mang thai vì chúng kích thích sản sinh hormone oxytocin gây co bóp tử cung và có thể nguy hiểm cho thai kỳ như gây ra hiện tượng sinh non. Động tác này chỉ làm khi thai được trên 20 tuần tuổi. Nếu thấy bụng có cơn co, căng cứng thì dừng ngay lại.
  • Nên chọn áo ngực ôm có phần chóp thoải mái (hoặc khoét lỗ nhỏ để hở đầu ti), để các mô mỡ quanh ngực dồn ép cho đầu núm vú nhô ra . Giải pháp này sẽ hiệu quả hơn trong thời dậy thì.
  • Sau khi sinh, nên cho em bé bú đúng cách, bú cả quầng thâm của vú. Đầu vú chỉ là điều kiện thuận lợi để bé bú dễ hơn. 1 thời gian sau, núm vú sẽ được kéo ra ngoài.
  • Trường hợp đầu ti thụt sâu quá, dùng xi-lanh nhựa (loại 5ml), cắt bỏ phần cắm kim tiêm, sau đó rút hẳn pittong ra, cắm theo chiều ngược lại của xi lanh (cắm vào phần đầu vừa cắt của kim tiêm).Sau đó, cho đầu còn lại của xi lanh lên đầu ti, kéo dần pittong của xilanh ra, lực hút của pittong sẽ kéo đầu ti lên, làm động tác này trước khi cho con bú khoảng 5-10 phút, dần dần đầu ti sẽ nhô lên.

Để tránh tình trạng bị tắc tia sữa sau khi sinh, ngay từ khi mang thai mẹ phải luôn chăm sóc bầu ngực và giữ gìn vệ sinh bầu ngực và đầu ti đúng cách:

  • Trong tháng cuối của thai kỳ, mẹ nên massage bầu ngực để khai thông tuyến sữa. Cách thực hiện tương đối đơn giản : đổ dầu dừa Tanamera hoặc kem ra tay rồi thoa đều bầu ngực theo hình tròn, massage nhẹ nhàng, sau cùng một lớp dầy hơn lên đầu ti.
  • Do sữa và mồ hôi tiết ra có thể tích bẩn, nên trước khi cho con bú, Mẹ hãy lấy khăn nóng lau sạch bầu ngực và đầu ti, việc lau bằng khăn nóng còn có tác dụng gọi sữa về. Sau khi cho con bú lau sạch bằng khăn ấm, rồi khăn lạnh và thoa kem chăm sóc ngực và đầu ti để bảo vệ đầu ti không bị nứt nẻ đề phòng đầu ti bị nứt hay nhiễm khuẩn. Da trên đầu ti, quầng ti của người mới sinh con rất mềm và mỏng, dễ bị nứt. Khi cho con bú phải cho cả đầu ti và quầng ti vào miệng con, không nên cho con ngậm đầu ngực trong miệng quá lâu. Nếu đầu ti bị nứt cần phải điều trị kịp thời để tránh bị nhiễm khuẩn, đồng thời tạm dừng cho trẻ bú cho đến khi vết nứt lành hẳn.
  • Mẹ có thể mát-xa bầu ngực trong thời kỳ sau sinh để thúc đẩy tuần hoàn máu và cung cấp dinh dưỡng cho bầu ngực, giảm bớt hoặc loại trừ nguy cơ bị tắc tia sữa. Phương pháp mát-xa như sau: rửa sạch hai tay, dùng khăn mặt đã được khử khuẩn (bằng cách hấp) và vẫn còn hơi nóng đắp lên toàn bộ bầu ngực, xoa bóp và ấn nhẹ nhàng vào bầu ngực theo hướng từ ngoài vào trong để cho sữa tiết ra, cũng có thể phối hợp dùng dụng cụ hút sữa. Có thể tự mình làm hoặc nhờ người thân làm giúp, tuy nhiên mẹ phải chú ý không được dùng lực quá mạnh.

Massage chữa tắc tia sữa 

Xem thêm bài viết: