Nếu 1-2 lần khi ngủ trẻ ra mồ hôi trộm do thời tiết thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên, bé ra nhiều mồ hôi ở nách, lưng, trán, lòng bàn tay, bàn chân,… thì các mẹ đừng nên xem nhẹ. Bởi có khi đó chính là tác nhân mang đến các căn bệnh về hô hấp. Vậy, mẹ phải làm gì khi bé ra mồ hôi quá nhiều khi ngủ? Mẹ đừng quá lo lắng, hãy để Earthmama giải đáp thắc mắc cho mẹ thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết liên quan: 

Trẻ ra mồ hôi trộm thường xuyên phải làm gì

Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều phải làm sao?

1. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

Trẻ ra mồ hôi trộm và tình trạng trẻ hay ra mồ hôi ở đầu, nách, lưng, lòng bàn tay, bàn chân,… Tình trạng này không chỉ xảy ra ở ban ngày mà còn xảy ra rất thường xuyên vào ban đêm. Việc trẻ thường xuyên ra mồ hôi trộm sẽ khiến trẻ dễ thức giấc vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự phát triển của trẻ.

Khi trẻ ngủ ở một tư thế suốt thời gian dài thì nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ bắt đầu tăng lên và việc bé ra mồ hôi trộm là một cách mà cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ.

Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ

Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ

2. Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý

Thông thường, trẻ ra mồ hôi trộm đến từ hai nguyên nhân chính. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu về hai nguyên nhân này nhé!

2.1 Mồ hôi trộm sinh lý

Trẻ đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. 

Trẻ ra mồ hôi khi ngủ là một cách tự nhiên để cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Khi trẻ ngủ cũng là thời gian mà cơ thể bé vào giai đoạn phục hồi. Đặc biệt ở giai đoạn sơ sinh, hệ thần kinh đại não của bé chưa được phát triển hoàn thiện cũng như trẻ đang ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển quá trình trao đổi chất. 

Vì thế việc trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu khi ngủ là một tình trọng phổ biến mà mẹ không cần phát quá lo lắng. Vậy trẻ ra mồ hôi trộm sinh lý khác gì với trẻ ra mồ hôi trộm bệnh lý? Trẻ bị ra mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng. 

2.2 Mồ hôi trộm bệnh lý

Trẻ đổ mồ hôi trộm ở đầu quá thường xuyên là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ. Mồ hôi trộm bệnh lý thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết. 

Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ. Đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm). Vì ra mồ hôi quá nhiều và liên tục, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị cảm lạnh, dễ bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… 

Nếu hiện tượng bé ra mồ hôi đầu kéo dài và liên tục sẽ làm cơ thể trẻ dễ bị suy kiệt. Đối với mồ hôi trộm bệnh lý cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời.

Các biểu hiện của trẻ ra mồ hôi trộm sinh lý khác với bệnh lý

Phân biệt trẻ ra mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý

3. Các biện pháp khắc phục tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm

Bổ sung vitamin D

Để giảm thiểu tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm, cần bổ sung vitamin D. Với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng. Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là vào buổi sáng trước 10h, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 đến 30 phút. 

Để việc tắm nắng đạt hiệu quả, các mẹ nên để càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ bị ánh sáng mặt trời chiếu vào. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm.

Trẻ ra mồ hôi trộm bằng cách bổ sung vitamin D

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D giảm tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm

Giữ cho bé luôn mát

Khi trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu, mẹ hãy dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô cho bé. Nhất là trong trường hợp bé hay ra mồ hôi ở vùng đầu, lưng. Vì nếu không lau khô, mồ hôi ra nhiều, thấm ngược vào cơ thể khiến bé sẽ bị nhiễm lạnh, dễ bị ốm.

Bổ sung đầy đủ nước thường xuyên 

Có thể cho bé bú mẹ hoặc uống nước thường xuyên, lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu của trẻ. Mục đích là tránh để trẻ bị mất nhiều nước và bù lại lượng đã mất đi qua mồ hôi. Tránh để trẻ nghịch nhiều gần giờ đi ngủ, sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ.

Uống nhiều nước để giảm tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ

Cho trẻ uống nước thường xuyên để hạn chế tình trạng trẻ bị mất nước quá nhiều

Cung cấp các loại dinh dưỡng cần thiết thông qua các bữa ăn

Những bữa ăn là nguồn cung cấp đa dạng và dồi dào các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Mẹ nên bổ sung các loại rau củ có tính mát  như bí đao, rau cải, cải ngọt,… để thanh nhiệt cơ thể cho bé giúp giảm tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm.

Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bánh và bột ăn dặm tại Earthmama. Với đa dạng hương vị và thành phần dinh dưỡng giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Chăm sóc cho bé

Xem thêm >>

Bên cạnh đó, để giảm tình trạng trẻ đổ mồ hôi trộm mẹ cũng hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có tính nóng. Cơ thể sẽ luôn phản ánh những tình trạng bệnh lý của trẻ. Vì thế mẹ cần cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cho bé ăn uống đầy đủ chất để tránh trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ

Cung cấp các loại dinh dưỡng cần thiết thông qua các bữa ăn của bé yêu

4. Một số món ăn có thể giúp hạn chế tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm

Earthmama gợi ý cho mẹ một số món ăn giúp cải thiện tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm. Cùng tham khảo nhé:

  • Cháo trai: Trai luộc chín, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ, một chút mắm. Cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, dùng 3-5 ngày.
  • Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g luộc chính thái nhỏ, rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn 1 lần/ngày, trong 3 – 5 ngày. Đây là một món ăn có thể bổ sung dinh dưỡng và hạn chế tình trạng trẻ bị mồ hôi trộm.
  • Cháo cá quả: Cá quả 200g hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun nhỏ lửa, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá đun sôi.

Ăn cháo cá giúp giảm tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm tốt hơn

Cháo cá quả giúp hạn chế tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm

  • Cháo nếp cẩm: Nếu trong giai đoạn ăn dặm mà trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu thường xuyên, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo cho bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn. 
  • Lá lốt: Mẹ có thể xay nhuyễn lá lốt bổ sung vào bột ăn dặm của trẻ. Hoặc nếu trẻ thích lá này và có thể chịu được mùi, mẹ cũng có thể xay ra cho bé uống. Ngoài ra nếu mẹ thắc mắc trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì? Thì câu trả lời là lá lốt. Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp vào bữa ăn, mẹ có thể dùng lá lốt để tắm cho trẻ. Đây là loại lá có tính mát, thanh nhiệt và giúp giải độc bên trong cơ thể cho bé. Loại lá này rất phổ biến và mẹ có thể dễ dàng tìm mua được.
  • Nước đậu đen: Nước đậu đen là một loại nước uống giúp thanh nhiệt phổ biến. Đậu đen không chỉ thanh nhiệt cho người lớn mà còn giúp giảm tình trạng trẻ toát mồ hôi đầu. Mẹ chỉ cần rang đậu lên, đun sôi với nước và thêm chút đường là có thể cho trẻ uống ngay. Trong đậu đen có nhiều chất xơ, protein, vitamin A, chất chống oxy hoá,… sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm hiệu quả.

Điều trị trẻ ra mồ hôi trộm đúng cách giúp bé ngoan, phát triển tốt

Tình trạng ra bé đổ mồ hôi trộm hiện nay khá phổ biến ở trẻ nên các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh, ghi nhớ biểu hiện để phân biệt bệnh của bé để từ đó có cách xử lý phù hợp và chính xác. Việc trẻ ra mồ hôi trộm thường xuyên sẽ khiến cơ thể trẻ luôn trong tình trạng nóng nực và dễ bị hăm. Để giúp mẹ chăm bé tốt hơn và giúp bé luôn khô ráo, không bị hăm tã, Earthmama xin giới thiệu đến mẹ Kem chống hăm bio bio baby.

Thông tin sản phẩm

Xuất xứ: Ý, thương hiệu BIO BIO BABY, sản xuất bởi Pilogen Carezza

Chứng nhận: HỮU CƠ – chứng nhận từ Hiệp hội Mỹ phẩm Hữu cơ của Ý ICEA.

Giới thiệu thương hiệu, sản phẩm: Pilogen Carezza ra đời từ năm 1898 nổi tiếng thế giới với nhiều dòng sản phẩm hữu cơ, đặc biệt dòng sản phẩm hữu cơ Bio Bio Baby dành cho bé. Kem phòng ngừa và trị hăm Bio Bio Baby 100ml là sản phẩm đặc trị hiệu quả cho bé bị hăm viêm và tấy đỏ. Kem được chiết xuất từ hoa cúc hữu cơ, shea butter, dầu hạnh nhân, đã được kiểm nghiệm da liễu. Các thành phần không tan trong nước.

Cách dùng kem trị hăm cho bé Bio Bio Baby:

  • Sau khi tắm hoặc thay tã, các mẹ lau, rửa vùng kín, da và thoa lớp kem trị hăm em bé Bio Bio Baby lên bề mặt da hăm đỏ.
  • Để vùng da của bé được khô thoáng sau khi thoa kem rồi mới mặc quần áo cho con.
  • Công dụng sản phẩm: Ngừa và điều trị chứng hăm tã ở trẻ nhỏ.

Xem chi tiết

Đây là một trong những loại kem chống hăm cho trẻ sơ sinh đang được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay. Sản phẩm với các thành phần organic, dịu nhẹ cho làn da của trẻ có tác dụng phòng ngừa và điều trị các chứng hăm tã khi trẻ bị ra mồ hôi trộm.

Kem hăm Bio Bio Baby điều trị hăm cho trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ

Kem chống hăm Bio Bio Baby giúp phòng ngừa và điều trị hăm tã khi trẻ ra mồ hôi trộm quá nhiều

5. Những câu hỏi thường gặp khi trẻ ra mồ hôi trộm

Tuyến mồ hôi có tác dụng gì?

Tuyến mồ hôi giúp cơ thể duy trì nhiệt độ bình thường bằng cách tiết mồ hôi ra khỏi da và làm mát cơ thể thông qua quá trình bay hơi. Quá trình này giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và ngăn chặn tăng nhiệt độ quá mức.

Các triệu chứng của trẻ ra mồ hôi trộm?

Trẻ ra mồ hôi trộm thường đi kèm với một số triệu chứng như đau ngực, đau đầu, mệt mỏi, và có thể có các dấu hiệu thể hiện vấn đề về hô hấp hoặc tim mạch. Có thể còn phát ban, hoặc trẻ có thể trở nên mệt mỏi nhanh chóng.

Trẻ ra mồ hôi trộm có ảnh hưởng sức khỏe không?

Trẻ bị ra mồ hôi trộm thường không gây ra vấn đề sức khỏe nếu nó xuất hiện ở mức độ bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng kèm theo như khó thở, đau ngực, hoặc mệt mỏi nặng nề, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và cần thăm bác sĩ.

Khi nào nên đưa trẻ ra mồ hôi trộm đến bác sĩ?

Nếu trẻ ra mồ hôi trộm và có các triệu chứng đặc biệt như khó thở, đau ngực, hoặc mệt mỏi nặng, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong trường hợp này, nên đưa trẻ đến thăm bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Câu hỏi thường gặp về trẻ ra mồ hôi trộm và cách chữa trị

Giải đáp những thắc mắc khi trẻ ra mồ hôi trộm

Làm thế nào để con trẻ phát triển toàn diện và khoẻ mạnh luôn là nỗi băn khoăn của các bậc làm cha mẹ. Đặc biệt, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường càng khiến nỗi lo lắng ấy tăng lên vạn lần. Thông qua những chia sẻ trên, Earthmama đã giúp mẹ tìm cách xử lý khi trẻ ra mồ hôi trộm. Hy vọng những chia sẻ của Earthmama sẽ hữu ích cho mẹ. Chúc mẹ và bé sẽ luôn có nhiều sức khoẻ!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.