Nhiều mẹ đang thắc mắc không biết liệu rằng viêm da cơ địa và hăm tã nổi mụn ở trẻ có phải là một không? Hay chúng là tên gọi của 2 vấn đề về da hoàn toàn khác nhau? Để giải đáp thắc mắc này, bài viết dưới đây xin cập nhật những thông tin về viêm da và hăm tã ở trẻ để Mẹ có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Bài viết liên quan:
- Cách lựa chọn đặt tên hay và ý nghĩa cho con 2022
- Tất cả những gì mẹ cần biết về thai giáo trong 9 tháng thai kỳ
- Mẹ cần biết gì khi massage cho trẻ sơ sinh
Giúp mẹ phân biệt viêm da và hăm tã nổi mụn ở trẻ
1. Tình trạng viêm, gây hăm tã nổi mụn ở trẻ
Viêm da do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể của trẻ với nhiều biểu hiện khác nhau và thường thấy nhất là sốt, nhiều vùng da ở các vị trí khác nhau trên cơ thể bị mẩn đỏ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
Đối với trường hợp viêm da cơ địa, nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố di truyền, môi trường, thời tiết, ăn uống.
Đặc biệt tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm da thường cao do vệ sinh kém, thiếu khoa học như quấn tã không đúng cách, không vệ sinh cho trẻ sạch sẽ đặc biệt là khi trẻ vừa nô đùa, vận động hoặc không vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh – Trưởng khoa Dịch vụ bệnh viện Nhi Đồng 2- TPHCM thì “Viêm da là danh từ chung để chỉ tình trạng da không khỏe, bị kích ứng như đỏ da, nổi rộp, hay sưng đỏ, có thể do vi trùng hay do vi nấm. Còn hăm tã là hiện tượng da ửng đỏ do mồ hôi hay do nước tiểu, có thể xem như 1 tình trạng viêm da nhẹ. Nếu không điều trị thì tình trạng viêm da lan rộng dễ bị nhiễm trùng ”.
2. Nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn
Hăm tã là một tình trạng của viêm da, tuy nhiên, nếu tình trạng hăm tã xuất hiện mụn thì đây là dấu hiệu bé bị hăm tã cấp độ nặng (mức 4 hoặc 5).
Hăm tã là tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân, đa phần là do ẩm ướt kéo dài trong tã
Tuy đây là căn bệnh phổ biến, có thể khỏi trong một thời gian nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể chuyển biến xấu và khiến da của bé trở nên tệ hơn. Nói về nguyên nhân của chứng hăm tã ở trẻ nhỏ thì những nguyên nhân dưới đây được cho là chủ yếu khiến trẻ bị hăm tã nổi mụn.
- Môi trường giữa da và tã lót quá ẩm ướt và bí bách. Nước tiểu là vô trùng nhưng vi khuẩn trên da bé có thể phân hủy nước tiểu thành những hóa chất như ammonia gây khó chịu cho da, dẫn đến tình trạng bị hăm.
- Tiêu chảy cũng có thể gây hăm tã. Ngay cả những loại tã thấm hút tốt cũng nên được thay thường xuyên nếu bé bị tiêu chảy.
- Mẹ cho bé dùng các loại tã thô ráp, chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
- Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
- Do nhiệt độ phòng cao, mồ hôi của bé, nếu mẹ không thay tã thường xuyên, để tã ẩm ướt sẽ là cơ hội của hăm tã xuất hiện.
- Chế độ dinh dưỡng của bé có sự thay đổi, dẫn đến sự thay đổi của kết cấu phân và tần suất đi ngoài khiến bé có thể bị hăm tã.
- Do nấm men: trẻ sơ sinh sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc do uống sữa trực tiếp từ mẹ đang sử dụng thuốc kháng sinh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm men.
3. Viêm da cơ địa và hăm tã khác gì nhau?
Hăm tã nổi mụn là một hình thức của viêm da, tuy nhiên, viêm da cơ địa sẽ liên quan đến các vấn đề và cấu trúc da bẩm sinh của mỗi người. Tình trạng này có thể xuất hiện 60% trẻ sơ sinh và biến mất dần khi bé lớn lên. Tuy nhiên, có một số trường hợp cấu trúc da dễ bị kích thích bởi môi trường, thời tiết, các loại hóa chất, khi đó tình trạng viêm da cơ địa sẽ có khả năng tái phát nhiều lần và gây bất tiện.
Hăm tã là tình trạng da ở khu vực tiếp xúc với tã bị kích thích bởi môi trường tiếp xúc như: tã, khăn, chất thải,… dẫn đến tình trạng mẩn đỏ và nổi mụn.
Hăm tã là một tình trạng của viêm da
4. Triệu chứng của hăm tã nổi mụn
Triệu chứng của viêm da hăm tã có thể tiến triển từ nhẹ thành nặng (có 5 cấp độ sẽ được đề cập ở nội dung phía dưới). Chủ yếu bé sẽ thường có các biểu hiện hay gặp sau đây:
- Bé thường xuyên quấy khóc, khó nằm yên
- Cơ thể bị mẩn đỏ, hơi sần sùi ở khu vực mông, đùi, bụng dưới, bộ phận sinh dục của bé
- Bé khóc thét, giật mình khi đi vệ sinh, thay tã
- Xuất hiện các vết loét, mụn trên khu vực mang tã
Thông thường, tình trạng da mông bé bị nổi các nốt ửng đỏ, sau 2 đến ba ngày sẽ phát đầu lan rộng ra và dày đặc hơn. Từ ngày thứ 4 thứ 5 nếu chuyển nặng sẽ xuất hiện các đốm mụn nước, dễ bị vỡ ra và khiến cho tình trạng tệ hơn nếu không được xử lý kịp thời và trị hăm cho bé .
5. Các cấp độ hăm tã ở trẻ
- Hăm tã cấp độ 1 (nhẹ)
Khi bé bị hăm tã ở mức độ nhẹ thì ở các vị trí mặc tã, da của trẻ sẽ có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ, trên vùng da đó có thể xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Mặc dù da bé ửng đỏ nhưng vẫn khô ráo, không bị ẩm ướt.
- Hăm tã cấp độ thứ 2
Các vết ửng đỏ lúc này đã bắt đầu lan rộng ra xung quanh khu vực mang tã, bé bắt đầu cảm thấy khó chịu và sẽ dùng tay gãi, chà xát.
- Hăm tã cấp độ 3 (trung bình)
Nếu trẻ bị hăm tã ở mức độ 3 thì trên da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn. Vết hăm cũng đậm, rõ ràng và dày đặc hơn.
Lúc này bé sẽ dễ quấy khóc khi thay tã, khó ngủ yên giấc.
- Hăm tã cấp độ 4 (cận nặng)
Lúc này trên da bé xuất hiện những vết hăm rõ rệt và nhiều hơn, thậm chí xuất hiện những nốt sần trên da, hơi sưng, đôi khi xuất hiện cả mụn mủ.
- Hăm tã cấp độ 5 (nặng)
Ở mức độ này thì da bé có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn. Da sưng và phù nề, những vết sần đều có mủ, dễ dẫn tới viêm da nặng ở trẻ.
Đến thời điểm này, việc điều trị sẽ kéo dài và mất thời gian nhiều hơn, có nguy cơ để lại các vết sẹo thâm.
Minh họa 5 cấp độ hăm tã ở bé
6. Hăm tã nổi mụn có gây ra hậu quả gì nghiêm trọng không?
Tình trạng hăm tã và nổi mụn xuất hiện khi triệu chứng viêm đã diễn biến nặng. Bé sẽ thường xuyên bị đau rát, vết thương sẽ có cảm giác như đang bị trầy xước và khiến bé không thể nằm yên được. Đặc biệt mỗi khi đi vệ sinh hoặc thay tã sẽ làm bé quấy khóc liên tục.
Nếu mẹ phát hiện khu vực mang tã của bé bắt đầu bị ửng đỏ thì nên tham khảo các biện pháp để xử lý kịp thời. Nếu có các dấu hiệu dưới đây, mẹ không nên tự tìm cách tại nhà mà nên mang bé đến bệnh viện để thăm khám, không nên tự ý sử dụng thuốc trị hăm cho bé.
Kể từ thời điểm phát hiện các nốt ửng đỏ, mẹ nên làm theo các bước xử lý cơ bản dưới đây để tránh tình trạng hăm tã bị nặng và kéo dài, khó chữa trị.
7. Mẹ cần làm gì để trị hăm cho bé?
- Thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé
Để giữ cho vùng da của bé luôn luôn được khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, hạn chế tình trạng hăm tã nổi mụn. Nước tiểu, phân ẩm ướt trên da chính là điều kiện môi trường dễ sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn. Trung bình 3 – 4 tiếng nên thay 1 lần.
Khi thay tã cho bé, mẹ cần vệ sinh vùng da hăm tã thật nhẹ nhàng theo các bước sau:
Bước 1: vệ sinh vùng da mặc tã bằng khăn bông mềm, ướt để chặm nhẹ lên da, lưu ý không chà xát lên vùng da bé đang nhạy cảm.
Bước 2: Để mông bé khô ráo tự nhiên, sau đó có thể dùng các thoại thuốc bôi, kem trị hăm cho bé chuyên dụng để bôi một lớp mỏng lên da bé.
Bước 3: Đợi cho lớp kem, sản phẩm khô nhẹ từ 2 – 3 phút rồi mới mặc tã mới.
Chọn loại tã chất liệu tốt cho bé
- Chọn các loại tã mềm mại, thấm hút tốt
Khi chọn mua tã quần, tã lót cho bé, mẹ nên chọn các loại được làm từ sợi mềm, có khả năng thấm hút tốt và không chảy ngược ra khỏi bề mặt để tránh các loại chất thải thấm ngược vào da bé.
Không nên chọn các loại tã quá bé, làm từ nhiều sợi nilon sẽ khó thoáng khí và dễ gây kích ứng. Có thể chú ý thiết kế các loại tã có nhiều khe rãnh hoặc lớp đáy thoáng mỏng sẽ giúp bạn chế tình trạng hăm tã ở bé.
- Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé
Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp bên ngoài, mẹ đừng quên cơ thể và chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc bài tiết chất thải ở bé, liên quan đến vấn đề hăm tã.
Như đã nói ở đầu bài, tình trạng bé bị tiêu chảy hoặc ị bón đều có thể là nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn. Do đó, nếu bé đang uống sữa mẹ thì mẹ nên kiêng các loại thực phẩm nhiều đạm và khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của trẻ như: hải sản, thịt bò, nên ưu tiên chọn các thực phẩm có nhiều chất xơ, nước như rau củ, hoa quả,…
Chúc mẹ tìm được giải pháp trị hăm cho bé
Trên đây là các thông tin mẹ cần biết khi bé xuất hiện tình trạng hăm tã. Mẹ nên chú ý quan sát vùng da của bé mỗi lần thay tã để có thể phát hiện vấn đề từ sớm, hạn chế các nốt mụn lan rộng và sưng mủ.
Nếu mẹ còn bất kì thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc mẹ sau sinh thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Earthmama để được giải pháp.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama
—
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé