Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò
Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.
Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là: trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Thể lâm sàng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa vào lúc 2 tuổi.
Phòng ngừa dị ứng sữa bò ở trẻ
Luôn luôn phải kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Ngay cả với những sản phẩm đã dùng quen vẫn phải đọc lại vì nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần của sản phẩm. Cần báo cho những người chăm sóc con bạn như người trông trẻ, cô giáo, ông bà… về tình trạng dị ứng của trẻ để họ tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa. Nếu cần, có thể dán một miếng giấy nhỏ lên những thực phẩm có chứa sữa. Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của con bạn trong những hồ sơ liên quan. Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Nếu con bạn bị phản ứng phản vệ cấp cần phải nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị dị ứng với sữa
Gluten: loại đạm có trong hạt ngũ cốc như lúa mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch – nên tránh cho trẻ ăn trong 6 tháng đầu. Bạn có thể chọn sản phẩm được chế biến từ các loại ngũ cốc khác (bột gạo, bột ngô hay bột đại mạch – thường được ghi rõ trên bao bì là “không chứa Gluten”).
Trứng gà: trẻ em dưới 7 tháng tuổi thường được khuyên không nên ăn trứng gia cầm. Riêng lòng trắng trứng, chỉ nên thử cho bé ăn từ khi được 9 tháng tuổi. Trẻ đang cảm sốt không nên dùng trứng vì lượng đạm cao trong trứng sẽ khiến thân nhiệt của trẻ càng tăng cao, khó bình phục. Cá và hải sản: không nên cho trẻ ăn cá trước 6 tháng tuổi. Các loại thủy hải sản khác không nên cho trẻ ăn khi chưa được một tuổi. Sau đó cũng phải thử cho trẻ ăn dần với từng lượng nhỏ để thử phản ứng của trẻ. Lạc và các loại hạt (hồ đào, óc chó…): không nên cho các bé có tiền sử bị dị ứng ăn các loại hạt và các thực phẩm có thành phần này cho đến khi bé được 3 tuổi.