Đau bụng khi mang thai có thể là hiện tượng thông thường trong quá trình mang thai và không gây nguy hiểm đến mẹ và bé. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, và có những triệu chứng cần đặc biệt lưu ý để thăm khám kịp thời.

Thai phụ có thể cảm thấy đau phần bụng dưới, hoặc giữa bụng và phía trên rốn, có thể kéo dài trong thời gian ngắn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây từ Earthmama để cùng hiểu rõ hơn về triệu chứng trên để có một thai kỳ an toàn nhé!

Bài viết liên quan

Nguyên nhân khiến các bà mẹ đau bụng khi mang thai

Đau bụng khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
(Nguồn: Healthshots)

1. Những hiện tượng đau bụng khi mang thai

Nhiều bà mẹ thường gặp tình trạng đau bụng khi mang thai trong xuyên suốt thai kỳ. Đây là một triệu chứng bình thường và tự nhiên trong quá trình mang thai, thường sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Cơn đau bụng lệch hẳn về một bên: người mẹ sẽ cảm nhận bụng đau lâm râm, lệch về một bên ngay dưới bụng, có thể do căng cơ tử cung.
  • Vùng bụng dưới hơi căng tức nhẹ: sự lớn lên của thai nhi sẽ khiến tử cung to dần, cơ và dây chằng bị chèn ép, dẫn đến hiện tượng bụng dưới đau và căng tức nhẹ.
  • Phụ nữ sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ khi mang thai, lâm râm nhưng với tần suất không nhiều.
  • Thường chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày – 1 tuần: các cơn đau bụng này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, sau đó sẽ giảm hoặc hoàn toàn biến mất.
  • Có thể đau bụng dưới hơn khi cười, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu: có thể diễn ra ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Điều này thường xuất phát từ việc tử cung bị căng tức, thai nhi phát triển… 

Những dấu hiệu đau bụng khi mang thai mà mẹ cần biết

Đau bụng khi mang thai có những triệu chứng khác nhau
(Nguồn: Vinmec)

2. Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?

Giai đoạn đầu thai kỳ, nhiều phụ nữ có thể trải qua đau bụng sớm, hay còn được gọi là đau bụng rụng trứng. Đây là triệu chứng bình thường và tự nhiên của cơ thể, xảy ra trong vài ngày sau quá trình thụ tinh. Thông thường, tình trạng đau bụng khi mang thai này sẽ diễn ra từ 2 – 3 ngày và sẽ giảm dần khi xương chậu, tử cung đã mở rộng đủ.

3. Các giai đoạn và triệu chứng đau bụng khi mang thai

Khi mang thai, những triệu chứng và các giai đoạn đau bụng phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều giai đoạn khác nhau. Dưới đây là các giai đoạn, dấu hiệu đau bụng khi mang thai các mẹ bầu cần lưu ý:

3.1 Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu 

Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng phổ biến đau bụng khi mới mang thai phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu làm tổ trong tử cung. Tình trạng này sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày sau đó dần biến mất.

Những cơn đau bụng khi mang thai sẽ làm các mẹ khó chịu

Cơn đau bụng dưới khi mang thai giai đoạn đầu có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày
(Nguồn: NJ Family)

3.2 Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu mang thai, rất nhiều phụ nữ cảm thấy bụng đau lâm râm, căng tức ở phần bụng trên và đây là hiện tượng bình thường vì thai bắt đầu bám vào niêm mạc tử cung. Lúc này, tử cung sẽ gia tăng kích thước để phục vụ sự phát triển của thai nhi và có thể khiến bạn cảm thấy đau tại phần bụng dưới.

Ngoài ra, giai đoạn này phụ nữ có thể bị bị đau bụng râm râm khi mang thai do cơ tử cung và các mô xung quanh tăng sưng khi thai nhi bắt đầu phát triển. Một lý do phổ biến nữa là hoạt động tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng, khiến cho mẹ bầu bị căng tức, đầy hơi…

Nhiều phụ nữ đau bụng khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy bụng căng tức, đau lâm râm
(Nguồn: We have kid)

3.3 Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thai nhi đã phát triển đủ lớn để đạt được đỉnh của tử cung, bắt đầu nâng cao về phía trên phần rìa xương chậu. Tử cung lúc này phát triển lớn hơn và dây chằng căng ra để đỡ lấy thai nhi, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của thai kỳ. Nếu xuất hiện các cơn đau nhẹ, mẹ bầu không cần lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường và tự nhiên của quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng đau bụng ra máu khi mang thai, đau bụng dữ dội hơn bình thường, nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

3.4 Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Với 3 giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh chóng và tử cung của phụ nữ tiếp tục mở rộng để chuẩn bị cho quá trình sinh sản. Mức độ nặng nhẹ của các cơn đau có thể có nhiều cấp độ khác nhau, như đau âm ỉ, đau nhói từng cơn… Tuy nhiên, đau bụng cũng có thể dấu hiệu của Braxton Hicks (cơn gò giả hay còn gọi là chuyển dạ giả), xuất hiện khi mẹ bầu hoạt động quá mức.

Bên cạnh đó, đau bụng trên rốn khi mang thai có thể xuất hiện do các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, ợ hơi… Ngoài ra, khi thai nhi càng lớn, sự căng cơ của dây chằng đạt đến đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung, khiến những cử động của mẹ bầu dù nhỏ cũng có thể cảm thấy đau.

Thai nhi phát triển làm mẹ bầu đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Thai nhi phát triển gây sức ép lên tử cung của mẹ, khiến những cơn đau bụng xuất hiện
(Nguồn: Huggies)

4. Các vị trí đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần biết 

Bị đau bụng khi mang thai là hiện tượng phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là các vị trí mẹ bầu cần lưu ý:

4.1 Đau vùng bụng dưới khi mang thai

Sự căng tức của tử cung trong giai đoạn đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm tại phần bụng dưới. Ngoài ra, trong thời gian mang thai, đau bụng dưới còn có thể đến từ các nguyên nhân sau:

  • Đau bụng do mang thai ngoài tử cung: đây là tình trạng phôi thai không phát triển trong tử cung mà nằm ngoài tử cung, là một tình trạng nguy hiểm và cần thăm khám ngay lập tức.
  • Chuyển dạ sinh non: là những dấu hiệu chuyển dạ trước tuần 37 của thai kỳ, trẻ sinh thiếu tháng có thể gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn so với những em bé thông thường. 
  • Sảy thai: có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như sức khỏe của mẹ, tuổi tác, các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp… 
  • Nhau bong non: là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, phổ biến vào 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: là một vấn đề thường gặp ở các thai phụ, gây nên các tình trạng như tiểu buốt, tiểu đêm nhiều lần, đau bụng đi ngoài khi mang thai… mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

4.2 Đau bụng phía bụng trên rốn và giữa bụng khi mang thai

Bên cạnh việc thai nhi xuất hiện, gây áp lực lên thành tử cung, đau bụng trên rốn khi mang thai có thể xuất phát từ các vấn đề liên quan như:

  • Tiền sản giật: đau bụng đi kèm với áp lực máu tăng, buồn nôn, nôn mửa tại giai đoạn thứ 5 – 6 của thai kỳ, đó có thể là biến chứng nguy hiểm của thai kỳ và cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
  • Đau dạ dày: xuất phát từ tăng áp lực dạ dày do hormon trong quá trình mang thai thay đổi, dư thừa acid trong dạ dày, triệu chứng bao gồm: đau bụng, buồn nôn, khó tiêu…khiến bạn cảm thấy bị đau nhói bụng bên phải khi mang thai.
  • Nhiễm trùng đường ruột: gây nên các triệu chứng khác nhau như tiêu chảy, buồn nôn, và sốt, cần được thăm khám và điều trị sớm.
  • Sỏi mật: gây nên những cơn đau bụng tại khu vực bên phải trên rốn và giữa bụng, bao gồm các triệu chứng như đau từng cơn, buồn nôn và nôn mửa. 
  • Hội chứng HELLP: đây là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ và đòi hỏi sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt, bao gồm các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, đau đầu, thị giác bị rối loạn… 
  • Viêm đại tràng: gây ra các đau bụng, tiêu chảy… 

Các vị trí đau bụng khi mang thai mà mẹ bầu cần quan tâm

Đau bụng khi mang thai trên rốn và giữa bụng có thể xuất phát từ các biến chứng nguy hiểm
(Nguồn: Parents)

5. Cách giảm đau bụng khi mang thai cho mẹ bầu

Đau bụng khi mang bầu có thể gây ra khó chịu và căng thẳng cho mẹ bầu. Dưới đây là một số cách giảm đau bụng khi mang thai mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Dùng túi chườm ấm: đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau bụng, đau khớp, căng thẳng cơ trong quá trình mang thai.
  • Massage bụng nhẹ nhàng: giúp giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu.
  • Nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái: ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, ổn định bằng các bài tập yoga, thiền…
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc thực hiện các động tác giãn cơ cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng đau bụng khi mang thai.
  • Uống nhiều nước: cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng tắc nghẽn tiêu hóa và đau bụng.
  • Hạn chế mặc quần áo quá bó sát: lựa chọn các loại quần áo chất liệu co dãn, không bó sát để tránh tăng áp lực lên vùng bụng.
  • Bổ sung khoáng chất thiết yếu: bổ sung các khoáng chất như như canxi và magie trong quá trình mang thai có thể giúp giảm tình trạng co bóp và đau bụng.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chia nhiều bữa: chia nhỏ bữa ăn và hạn chế ăn nhiều một lúc có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và trái cây: giúp tăng cường sức đề kháng cho tiêu hóa và giảm tình trạng tắc nghẽn.
  • Hạn chế ngồi trong thời gian dài: thường xuyên di chuyển để tránh áp lực lên vùng bụng.

Tập thiền cũng là giải pháp giảm đau bụng khi mang thai

Thiền có thể giúp giảm stress, giữ tinh thần thoải mái trong quá trình mang thai
(Nguồn: Thiền Việt)

6. Các triệu chứng lưu ý cần gặp bác sĩ ngay

Những biến chứng nguy hiểm khi mang thai nếu không được thăm khám kịp thời có thể ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi. Cùng tìm hiểu những triệu chứng mẹ cần lưu ý:

  • Sốt hoặc ớn lạnh: mẹ bầu có thể cảm thấy tay chân bủn rủn, ớn lạnh… Điều này có thể khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, ngủ không sâu giấc.
  • Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng): cần đến thăm khám tại bệnh viện vì đây có thể là dấu hiệu viêm tử cung hoặc sảy thai.
  • Đau đầu dữ dội: đây có thể dấu hiệu của tăng áp lực máu, hoặc cảnh báo của tiền sản giật.
  • Thay đổi thị lực: bất kỳ thay đổi nào về thị lực, như mờ mắt, đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng… cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu: có thể xuất phát từ vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu: có thể xuất phát từ việc áp lực máu tăng hoặc tình trạng thiếu máu.
  • Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ: đặc biệt nếu bạn đang mang thai những tháng cuối thai kỳ, trước 37 tuần, có thể là dấu hiệu của chuyển dạ và cần được thăm khám kỹ càng.

Trên đây là những thông tin về các triệu chứng, dấu hiệu… đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý. Để có một thai kỳ mạnh khỏe, việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu vô cùng quan trọng. Hãy lựa chọn các sản phẩm từ thiên nhiên, không hóa chất độc hại, an toàn cho mẹ và bé từ Earthmama nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama Việt Nam.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé