Vừa chăm con vừa lo việc nhà khiến mẹ bận bịu không kịp trở tay. Đặc biệt là khi con trẻ vừa bước vào giai đoạn tập ăn dặm (6-12 tháng), khẩu phần ăn phải luôn được chuẩn bị chỉn chu, đầy đủ. Hiểu được nỗi vất vả ấy, Earthmama đã tổng hợp lại danh sách 11 món ăn dặm cho bé ngon, bắt mắt và dễ chế biến để mẹ có thể tham khảo. Cùng tìm hiểu nhiều hơn qua bài viết sau!

Xem thêm:

mon-an-dam-cho-be-can-duoc-chon-lua-hop-ly-da-dang-du-chat

Món ăn dặm cho bé cần được chọn lựa hợp lý, đa dạng, đủ chất

1. Lưu ý để mẹ cho bé 6 – 12 tháng tuổi ăn đúng cách

1.1 Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn vào giai đoạn này

6 – 12 tháng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Quá trình này có vai trò quan trọng để giúp bé có hứng thú với việc ăn uống của bé sau này.

Bên cạnh đó, từ 6 tháng tuổi trở đi, bé cần nhiều năng lượng hơn trong ngày, do đó, bên cạnh sữa mẹ, bé cần được cung cấp thêm các loại thực phẩm khác, đặc biệt là các món ăn dặm cho bé với màu sắc bắt mắt, thành phần đa dạng.

1.2 Khung thời gian tiêu hóa thức ăn của bé:

  • Đối với sữa mẹ: 1 – 2 tiếng
  • Đối với sữa bột, sữa công thức: 2 – 3 tiếng
  • Các món ăn dặm như nước trái cây, nước cháo loãng, thực phẩm nghiền mịn: 3 – 4 tiếng
  • Các món ăn đặc hơn: như cháo, súp: 4 – 5 tiếng
  • Từ 7 đến 8 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn những món có thịt, dầu mỡ: 6 – 7 tiếng

Dưới dây, Earthmama sẽ đưa ra một khung thời gian ăn dặm chung cho các giai đoạn 6 tháng, 7 – 9 tháng, 10 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhu cầu ăn uống của mỗi bé là khác nhau. Để chuẩn bị món ăn dặm cho bé, mẹ có thể linh hoạt dựa theo thói quen, sức ăn, các cữ bé quấy khóc khi đói để cho bé ăn.

Xem thêm: Một số loại bánh ăn dặm cho mẹ tham khảo để đổi món cho bé

1.3 Thời gian phân chia bữa ăn hợp lý cho bé 6 tháng tuổi

Khung thời ăn thích hợp cho bé 6 tháng tuổi, với các bữa chính vẫn là sữa mẹ và 1 – 2 cữ ăn dặm phụ. Căn cứ trên thời gian bé ngủ dậy vào buổi sáng, cữ chính đầu tiên và cữ thứ 2 trong ngày là 150 – 200 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, cách nhau 2 tiếng. Bữa thứ tư (hoặc giờ trưa) thì có thể chuyển qua cho bé ăn thức ăn dặm.

Cử thứ 5 sau khi ngủ trưa dậy, mẹ cho bé uống khoảng 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bữa xế có thể thay thế bằng hoa quả nghiền. Các  bữa tối (cách nhau 2 tiếng) thì mẹ tiếp tục cho bé bú sữa. 

be-can-duoc-an-uong-khoa-hoc-du-chat-trong-giai-doan-tap-an-dam

Bé cần được ăn uống khoa học, đủ chất trong giai đoạn tập ăn dặm 

1.4 Thời gian phân chia bữa ăn hợp lý cho bé 7 – 9 tháng tuổi

Mẹ cho bé uống sữa vào các cữ chính vào lúc ngủ dậy, cữ trưa (hoặc sau khi bé ngủ trưa dậy và cữ tối. Mỗi lần 150 – 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Các cữ còn lại, mỗi cữ cách nhau 2 tiếng, mẹ linh hoạt cho bé ăn các món ăn dặm như: cháo, rau củ nghiền sữa chua,… Tổng các lần ăn trong ngày là khoảng 6 cữ.

1.5 Thời gian phân chia bữa ăn hợp lý cho bé 10 – 12 tháng tuổi

Khi đến tháng thứ 10, mẹ có thể bắt đầu chuyển sữa thành các bữa phụ (khoảng 2 lần) và giữa buổi sáng và trước khi đi ngủ (200 – 300ml sữa). Các bữa ăn còn lại cách nhau khoảng 3 tiếng, mẹ cho bé ăn cháo đặc, cơm nghiền, bánh ăn dặm rau củ cho bé, nước ép, váng sữa,…

2. Gợi ý các món ăn dặm cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi

Khẩu phần ăn dặm cho bé luôn khiến các mẹ phải đau đầu bởi không chỉ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mà còn phải tinh gọn bởi sức ăn của bé rất ít.

Earthmama gợi ý mẹ có thể nấu trước bữa ăn vào buổi tối trước một ngày hoặc sáng sớm nếu gia đình cần phải ra khỏi nhà và bảo quản thức ăn trong hộp giữ nhiệt kín rồi cho bé ăn sau đó. Đối với các cữ sữa còn lại trong ngày mẹ có thể pha sữa công thức hoặc hút sữa trước ở nhà rồi mang theo, hâm lại trước khi cho con uống.

be-co-the-an-cac-loai-banh-an-dam-khi-da-co-the-ngoi-thang-biet-cam-nam

Bé có thể ăn các loại bánh ăn dặm khi đã có thể ngồi thẳng, biết cầm nắm

Với bé từ 8 – 12 tháng tuổi, đã có thể cầm nắm và được mẹ tập cho ăn dặm thì mẹ có thể mang theo các loại bánh ăn dặm cho bé. Earthmama gợi ý trong suốt giai đoạn ăn dặm này mẹ có thể cho bé ăn  các loại bánh gạo rau củ – Organic Rice Cracker.

Dù bận bịu, khi chuẩn bị các món ăn dặm cho bé, mẹ cũng cần phối hợp đầy đủ 4 nhóm thức ăn cơ bản, quan trọng cho sự phát triển của bé:

  • Chất bột đường, tinh bột: các chất có trong gạo, bột mì, ngũ cốc, yến mạch, các loại khoai, đường, bánh ăn dặm cho bé,…
  • Chất béo: có nhiều trong dầu, mỡ, bơ động vật, thực vật.
  • Chất đạm: xuất hiện trong các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu nành, tàu hủ, các loại đậu khác,…
  • Khoáng chất và vitamin trong: rau, củ, trái cây, thịt bò, thịt gà, hải sản, yến mạch,…

3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé

Dưới đây là 11 món ăn mà Earthmama gợi ý để có thể nấu cho bé ăn trong suốt quá trình tập ăn dặm. Dựa theo số tháng tuổi và sức ăn của bé mà mẹ hãy cân đo đong đếm cho hợp lý. Nên cho bé ăn theo quy tắc từ lỏng đến đặc, từ ngọt đến mặn, từ ít đến nhiều.

Bên cạnh đó, sau khi nấu mẹ nên cho cháo qua một lớp rây để đảm bảo cháo mềm, mịn và nhuyễn.

mon-an-dam-cho-be-gon-gang-de-nau

Món ăn dặm cho bé gọn gàng, dễ nấu

3.1 Cháo yến mạch

Mẹ mua loại yến mạch cán mỏng có nhiều chất dinh dưỡng, ngâm nước để mềm và nở trong 10 – 15 phút rồi cho lên bếp nấu. Trong thời gian đó, mẹ có thể chuẩn bị các loại rau củ nghiền, băm nhuyễn để bổ sung chất. Các loại thực phẩm mẹ có thể thêm vào cháo yến mạch là: thịt bò, thịt heo, cà rốt, bí đỏ,…

3.2 Súp bí đỏ khoai lang

Hướng dẫn nấu: Bí và khoai mẹ làm sạch, gọt vỏ, thái nhỏ và mang đi ninh nhừ, mẹ nhớ khuấy đều khi nấu. Nếu sau khi ninh xong mẹ thấy hỗn hợp đã nhuyễn nhừ, không lợn cợn thì có thể lọc qua một lần rây. Nếu vẫn còn lợn cợn thì mẹ bỏ vào máy xay để tiếp tục xay nát đến khi nhuyễn mịn là có thể cho bé ăn.

Khoai và bí là hai trong số các loại thực phẩm được dùng để làm món ăn dặm cho bé có chứa nhiều tinh bột và khoáng chất, lại còn có màu sắc sặc sỡ, phù hợp để mẹ nấu trong thực đơn món ăn hàng ngày của bé.

3.3 Cháo thịt heo nấu khoai tây

Đồ ăn dặm cần cung cấp đủ năng lượng trong ngày cho bé nếu gia đình cần đi ra ngoài, khi đó, đây là món ăn phù hợp nhất.

Thịt heo và khoai tây mẹ cần sơ chế làm sạch, xay hoặc băm nhuyễn. Sau khi  cháo (bằng gạo, gạo lứt,..) đã bắt đầu sôi thì mẹ có thể cho hỗn hợp thịt và khoai tây vào để tiếp tục nấu chín.

3.4 Súp thịt heo bí đao

Mẹ chuẩn bị một phần cháo (hoặc súp bột gạo) theo sức ăn của bé, nấu với lửa nhỏ. Đối với thịt heo và bí đao, mẹ làm sạch xong thì mang đi xay hoặc băm, nghiền nhuyễn. Khi cháo sôi li ti, mẹ cho hỗn hợp trên vào khuấy đều cho chín. 

Nếu bé đã hơn 8 tháng tuổi, món ăn dặm cho bé mẹ có thể cho thêm các loại dầu động vật, thực vật vào phần ăn.

3.5 Súp sữa bí đỏ

Bí đỏ làm sạch, bỏ hạt, và cắt vuông để mang đi ninh (hoặc nướng) chung với dầu oliu cho đến khi chín nhừ (khoảng 40 phút).

Sữa bột hoặc sữa tươi mẹ bắt lên bếp làm nóng đến khi sữa sôi li ti (khoảng 5 phút). Khi hỗn hợp bí đã chín nhừ, mẹ bỏ vào sữa nóng trên ngồi, để lửa nhỏ và tiếp tục khuấy, đảo đều thành một hỗn hợp sệt thêm 10 – 15 phút là hoàn thành.

sup-sua-bi-do-thom-ngon-sanh-min-la-mon-an-dam-cho-be-duoc-cac-me-yeu-thich

Súp sữa bí đỏ thơm ngon, sánh mịn là món ăn dặm cho bé được các mẹ yêu thích

3.6 Cà rốt nghiền

Mẹ nấu cháo (mức độ lỏng, đặc dựa theo khả năng ăn của bé) rồi mang đi rây mịn. Cà rốt làm sạch, băm nhỏ rồi mang đi hấp cho mềm, hoặc xay rồi cho vào hỗn hợp cháo, nấu đến khi cà rốt chín.

nau-mot-so-mon-an-dam-cho-be-don-gian-du-chat-va-tiet-kiem-thoi-gian

Nấu một số món ăn dặm cho bé đơn giản, đủ chất và tiết kiệm thời gian

3.7 Cháo rau chân vịt

Rau chân vịt là một trong số các loại rau nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho cả trẻ em và người lớn. Mẹ băm, xay nhỏ rau sau đó cho vào nấu cùng với cháo. Khi hỗn hợp chín, mẹ rây lại một lần nữa để cháo mịn hẳn vì rau chân vịt sẽ dễ có các phần gân khó xay nát hết hoàn toàn.

3.8 Súp khoai tây sữa

Mẹ chuẩn bị sữa mẹ, hoặc sữa công thức (60 – 100ml). Sau khi khoai tây được làm sạch, thái nhỏ hoặc nghiền, mẹ mang đi ninh, hấp nhừ. Sau đó nấu cùng với sữa. Khi hỗn hợp sôi nhẹ, mẹ mang đi rây lại lần nữa để nhuyễn hoàn toàn.

3.9 Súp sữa đậu hà lan

Đậu Hà Lan sau khi làm sạch, mẹ mang đi hấp, ninh cho chín nhừ sau đó lấy muỗng nghiền qua rây một lần trước khi cho vào nấu cùng với sữa. Nếu nhắc đến món ăn dặm ngon miệng được nhiều em bé đều thích thì đó chính là món này. 

3.10 Cháo hạt sen

Hạt sen mẹ mang đi bỏ tâm vì sẽ gây đắng, chát, lấy sen đi nghiền nhuyễn rồi rây qua lưới cho mịn.

Nấu cháo theo khẩu phần ăn của bé, rồi cho hạt sen nhuyễn vào nấu cùng, để lửa nhỏ khuấy đều và ninh đến khi hạt sen mềm hẳn.

3.11 Cháo bắp

Trong các món ăn dặm cho bé, cháo bắp là món được nhiều mẹ yêu thích.

Bắp mỹ (có hạt to và ngọt hơn) mẹ mang đi sơ chế, tách hạt rồi mang đi luộc chín rồi nghiền cho mịn. Cho bắp đã nghiền mịn vào nấu cùng với cháo đến khi hỗn hợp sôi. Mẹ nên rây qua lưới 1 đến 2 lần vì bắp khó nát hết nếu chỉ nghiền.

nuoc-ep-trai-cay-giup-bo-sung-da-dang-khoang-chat-cho-be

Nước ép trái cây giúp bổ sung đa dạng khoáng chất cho bé

Một số loại đồ ăn vặt khác để mẹ thêm vào các món ăn dặm cho bé

  • Trái cây nghiền.
  • Sữa chua, váng sữa.
  • Nước ép.
  • Bánh ăn dặm rau củ cho bé.

Bánh gạo organic vị bí đỏ bổ sung Omega 3 & DHA. Bánh ăn dặm organic Apple Monkey giúp Bé tập nhai, nuốt và phát triển răng, bổ sung Omega 3 và DHA  để Bé thông minh hơn.

Bánh đã được cấp giấy chứng nhận organic an toàn sử dụng cho bé với  không chất bảo quản – Không sữa – Gluten free – không đậu phộng – không trứng – không MSG (bột ngọt

Thành phần: 

  • Gạo organic 71.66%
  • Bột củ mì  15.11%
  • Đường 8.43%
  • Bí đỏ 3.31%
  • Muối 0.99%
  • DHA 0.46%
  • Vitamin E (đậu nành) 0.04%

banh-gao-an-dam-kich-thich-an-dam-va-bo-sung-cac-chat-dinh-duong

Bánh gạo ăn dặm cho bé với nhiều hương vị khác nhau, giúp kích thích ăn dặm và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Hy vọng qua bài viết này, mẹ có thêm nhiều món món ăn dặm cho bé để nấu trong thời gian sắp tới. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp trong quá trình nuôi dưỡng bé, đừng ngần ngại liên hệ với Earthmama để được tư vấn và giải đáp!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

—————

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé